Kem chống nắng là một vật không thể thiếu trong chu trình chăm da của mỗi cá nhân. Kem chống nắng không chỉ bảo vệ da, chống lão hóa mà còn góp phần phòng ngừa ung thư da. Thời nay, có rất nhiều dòng chống nắng trên thị trường nhưng xét theo thành phần chống nắng thì có 2 loại chính: kem chống nắng vật lý và hóa học.
Để lựa chọn sản phẩm chống nắng dễ dàng hơn, chúng ta cùng tìm hiểu từng loại chống nắng bên dưới nhé!

Kem chống nắng Hóa Học

Kem chống nắng hóa học hay còn gọi là kem chống nắng hữu cơ. Như tên gọi, loại kem chống nắng này sử dụng màng lọc hữu cơ như: avobenzone, oxybenzone,… Các loại màng lọc này hoạt động bằng cách hấp thụ và chuyển hóa năng lượng từ tia UV qua nhiệt năng.

Các màng lọc đều có lượng electron bên trong và các electron này (phụ thuộc vào màng lọc có trong sản phẩm) có thể hấp thụ được các dạng năng lương như nhiệt, ánh sáng và tia UV rồi biến nó thành một dạng năng lượng khác. Bạn có thể nghĩ rằng các phân tử trong kem chống nắng đang “nằm yên” trên da bạn và chúng đang rất ung dung hạnh phúc.

Khi gặp một bước sóng và lượng tia UV phù hợp thì các electron trong kem chống nắng sẽ hấp thụ năng lượng này. Lúc này, các electron đã có được năng lượng thì chúng sẽ cảm thấy “phấn khích”. Chúng muốn loại bỏ năng lượng đó và phát ra cùng một năng lượng nhưng dạng năng lượng khác. Các electron này sẽ “yên ổn” trở lại, quá trình này được gọi là thư giãn. Sau đó, chúng quay lại ở dạng năng lượng thấp hơn, do đó chúng sẵn sàng hấp thụ nhiều tia UV hơn và lặp lại quá trình hấp thụ tia UV, phát ra năng lượng khác và lặp đi lặp lại.

Vậy thứ năng lượng chúng giải phóng là gì?

  • Trở thành năng lượng nhiệt khi các phân tư “rung lắc” và giải phóng chúng.
  • Các dạng ánh sáng có năng lượng thấp hơn (có thể biến thành dạng ánh sáng có thể nhìn thấy hoặc dạng UV năng lượng thấp) vì năng lượng không thể biến mất được.
  • Năng lượng hóa học phá vỡ các liên kết khác (sau đó biến thành nhiệt và tản vào da).

Thành phần chống nắng Hóa học có khả năng bảo vệ tốt hơn hẳn thành phần chống nắng Vật lý. Tuy nhiên, xét trên một sản phẩm hoàn chỉnh thì khả năng chống nắng còn phụ thuộc vào công thức của sản phẩm.

Các màng lọc UV phổ biến trong kem chống nắng hóa học:

  • Thế hệ cũ: Avobenzone, Oxybenzone,…
  • Thế hệ mới: Tinosorb M/S, Uvinul A,…kem chống nắng hóa học

Kem chống nắng Vật Lý

Có thể gọi là kem chống nắng vô cơ với hai loại hoạt chất tiêu biểu: Titanium Dioxide và Zinc Oxide.

Chúng ta thường nghĩ kem chống nắng Vật lý chống nắng thông qua có cơ chế phân tán các tia UV như phản xạ và tán xạ ánh sáng. Tuy nhiên, trên thực tế, thành phần chống nắng vô cơ chỉ phản xạ khoảng 5% và hấp thụ cũng như chuyển hóa 95% năng lượng UV thành năng lượng nhiệt như thành phần chống nắng hóa học.

Cách hoạt động của Titanium Dioxide và Zinc Oxide cũng giống như các màng lọc của kem chống nắng Hóa học. Chúng có các electron có thể hấp thụ tia cực tím và chuyển sang trạng thái kích thích cao hơn. Các electron sau đó có thể “thư giãn” trong khi giải phóng năng lượng dưới dạng các dạng vô hại hơn như nhiệt, IR, ánh sáng nhìn thấy và tia  UV. Nhưng vì đây là hoạt chất vô cơ, vì vậy chúng không có nguyên tử cacbon và không có cùng khả năng chứa các hệ liên hợp. Thay vào đó, chúng có cái gọi là cấu trúc vùng cấm. Cấu trúc của Zinc Oxide, có rất nhiều nguyên tử, có rất nhiều electron và tất cả chúng tương tác với nhau. Điều này có nghĩa là có rất nhiều mức năng lượng hơi khác nhau được đóng gói rất chặt chẽ với nhau. Chúng có thể hấp thụ khá nhiều mọi bước sóng UV với nhiều năng lượng hơn, bởi vì có rất nhiều mức năng lượng.

Cách hoạt động của Titanium Dioxide và Zinc Oxide cũng giống như các màng lọc của kem chống nắng Hóa học. Chúng có các electron có thể hấp thụ tia cực tím và chuyển sang trạng thái kích thích cao hơn. Các electron sau đó có thể “thư giãn” trong khi giải phóng năng lượng dưới dạng các dạng vô hại hơn như nhiệt, IR, ánh sáng nhìn thấy và tia UV.

Bên cạnh đó, phản xạ là khi tia UV đi vào da thì chúng sẽ tản xạ tia UV sang một hướng khác. Tia UV có thể đi sang hướng ngược lại hoặc chúng sẽ phân tán vào da của bạn nhưng nó cũng thể làm giảm khả năng tia UV xâm nhập vào da. Cách thức này có thể hoạt động ở một phân tử khác trong kem chống nắng này.

Khả năng chống nắng của thành phần chống nắng vật lý như đã nói kém hơn so với thành phần chống nắng hóa học, ngoài ra mức độ bảo vệ của thành phần chống nắng vật lý còn phụ thuộc vào kích cỡ phân tử của nó: phân tử càng to thì chống nắng càng tốt và ngược lại nhưng phân tử các chất chống nắng vật lý lớn thì lại gây trắng mặt, vón, khó pha chế và khó bôi.

kem chống nắng vậy lý

Tóm lại, chúng ta nên chọn loại kem chống nắng vật lý hay kem chống nắng hóa học cho phù hợp?

Tùy thuộc vào loại da, vấn đề da và chu trình dưỡng da của bạn để lựa chọn được loại chống nắng phù hợp. Nếu bạn dùng nhiều loại sản phẩm đặc trị, làm da có xu hướng nhạy sáng hơn như các loại acid hay retinoids trong routine (chúng ta hay gọi là dùng treatment) thì nên ưu tiên kem chống nắng với thành phần chống nắng hóa học có màng lọc “khủng” để bảo vệ da tránh được nhiều vấn đề phát sinh.

Còn với nhu cầu chỉ cần dưỡng da cơ bản hoặc với những làn da đặc biệt nhạy cảm  thì bạn có thể dùng bất cứ loại kem chống nắng nào cũng được. Loại kem chống nắng vật lý và hóa học đều vẫn không sao cả.

nên lựa chọn kem chống nắng vậy lý hay kem chống nắng hóa học

Một vấn  đề thường gặp – đó là kem chống nắng dù bôi loại nào thì cũng cần bôi đủ lượng và thường sẽ để lại cảm giác nhờn, bí, khó chịu trên da. Giống như việc bạn dùng kem dưỡng quá nhiều, dù có thấm cỡ nào thì nó vẫn để lại một lớp nhơn nhớt trên mặt. Lựa chọn loại chống nắng phù hợp với bản thân là cả một quá trình tìm hiểu và dùng thử, các bạn đừng nản lòng nhé, chắc chắn sẽ có một loại kem chống nắng sinh ra là dành cho bạn thôi.

Hy vọng bài viết này sẽ đem lại nhiều kiến thức hay ho cho các bạn, hãy theo dõi tiếp tục những bài viết tiếp theo của chúng tớ nhé! Nếu có câu hỏi hoặc ý kiến nào thì các bạn cứ góp ý để chúng tớ có thể hoàn thiện từng ngày!

——————————————-

Website: www.da101.org

Instagram: DA101.OFFICIAL

Facebook: DA101