Vitamin B3 là 1 hoạt chất toàn năng, có khả năng đa nhiệm trên da, bao gồm trị mụn, mờ thâm, sáng da, tăng sinh collagen, chống lão hóa, dưỡng ẩm… Tuy nhiên người ta lo ngại rằng Niacin có thể tạo thành khi sử dụng cả Niacinamide và BHA trong routine, gây nên tình trạng bỏng da. Điều này có thật không? Hãy cùng DA101 tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1.    Niacin là chất gì?

Niacin (Nicotinic acid) cũng là Vitamin B3, hay còn gọi là Vitamin PP. Nó có tác dụng như Nicotinamide, nhưng do có thêm tác dụng phụ là gây ửng đỏ da, và có thể có nóng da nhẹ (hiếm).

Tuy nhiên, trong nguyên liệu Niacinamide vẫn còn một ượng Niacin nhất định, giao động lên tới hơn 200ppm (1/1.000.000). Tồn dư cao hay thấp tùy thuộc vào chất lượng nguyên liệu.

 

Ngoài ra, cơ thể thiếu hụt Niacin sẽ có nguy cơ gây bệnh viêm da Pellagra, vốn thường gồm 3 triệu chứng chính. 3 triệu chứng đó là: Suy giảm trí nhớ (Dementia), Tiêu chảy (Diarrhea) và đặc biệt là Viêm da (Dermatitis).

Tuy nhiên, loại bệnh này chỉ cần bổ sung đủ vitamin B3 (đường uống) thì sẽ khỏi, hoặc có thể dùng để phòng tránh viêm da. [1]

 

2.    Tại sao Niacin gây đỏ da?

Niacin dùng đường uống để điều trị 1 số bệnh, và nó có thể khiến da bị giãn mạch (vasodilatation), gây đỏ da.  [2]

NIACIN LÀ GÌ – NIACINAMIDE VÀ AHA, BHA CÓ GÂY BỎNG DA KHÔNG?
Cơ chế enzyme

 

Với đường bôi, rất hiếm và khó có thể thấy tác dụng này trên da, nói chi đến việc bỏng da.

Do nó có tác dụng phụ là khiến cho da nóng và ửng đỏ nhẹ (gọi là Niacin Flush), mà 2 triệu chứng này thường bị khách hàng nhìn nhận là dấu hiệu của kích ứng

. Điều này khiến cho các hãng mỹ phẩm ưu tiên sử dụng Niacinamide hơn, tránh gây hiểu lầm cho khách hàng, nhất là các khách hàng Châu Á như Nhật, Hàn.

 

NIACIN LÀ GÌ – NIACINAMIDE VÀ AHA, BHA CÓ GÂY BỎNG DA KHÔNG?
hình ảnh Niacin Flush đường bôi [6]

3.    Khả năng Niacinamide chuyển hóa thành Niacin như thế nào?

Niacinamide và Niacin vốn có thể chuyển hóa qua lại với nhau, do Niacinamide chỉ là Niacin thêm đuôi amide, vốn rất bền vững. Thêm vào đó, Niacinamide cũng là 1 trong những loại vitamin bền vững, ổn định nhất hiện nay.

Để chuyển hóa thành Niacin, sẽ cần phản ứng hóa học non enzymatic hydrolysis [3]. Tuy nhiên quy trình này cũng cần một số điều kiện nhất định.

Do Niacinamide nổi tiếng bền vững và đã được hội đồng Châu Âu cùng FDA xem xét mấy chục năm qua. Vì lý do đó, rất hiếm người làm thí nghiệm xem bao nhiêu Niacinamide bị chuyển hóa thành Niacin, và ở những điều kiện cụ thể này. Tìm trên các tạp chí khoa học, tài liệu được trích nhiều nhất có lẽ là “Rate Studies on the Hydrolysis of Niacinamide” [4] (vốn được nghiên cứu rất lâu rồi), và được 1 số blogger sử dụng để làm content.

Trong nghiên cứu này, để chuyển hóa nó thành Niacin, người ta thực hiện theo 2 điều kiện sau:

– Sử dụng acid mạnh Hydrochloric acid (HCL).

– Duy trì ở nhiệt độ cao: 89oC.

2 điều kiện này là cực khó xảy ra ở điều kiện bình thường, đặc biệt là trong ngành mỹ phẩm khi các acid được sử dụng đều là acid yếu như AHA, BHA, LHA…

Và đương nhiên chẳng có mỹ phẩm nào nóng quá 50oC cả.

Do đó, chúng ta có thể yên tâm là nó khó có thể chuyển hóa thành Niacin trong mỹ phẩm, trừ khi thương hiệu đó có chủ đích như vậy.

Nhưng tại sao người ta lại có chủ đích dùng Niacin trong mỹ phẩm?

Hãy đọc tiếp để hiểu Niacin dùng để làm gì nhé.

 

4.    Niacin có tác dụng gì?

Trái với các hù dọa của các blogger, Niacin cũng được sử dụng trong skincare nhưng hạn chế hơn. Cả Niacinamide và Niacin đều được Nhật và EU cho phép sử dụng trong mỹ phẩm và thực phẩm chức năng. [4]

Niacin hầu như có cùng tác dụng với Niacinamide, vì thế một số hãng đã tận dụng side effect của Niacin một cách khéo léo trong sản phẩm.

(Đọc thêm về toàn bộ thông tin của Niacinamide ở bài viết này)

NIACIN LÀ GÌ – NIACINAMIDE VÀ AHA, BHA CÓ GÂY BỎNG DA KHÔNG?
Tác dụng điều trị của Niacin

Một số thương hiệu nổi tiếng đã sử dụng trực tiếp Niacin trong công thức như:

 

La Mer – The Mist: https://da101.org/product/the-mist

La Mer – The Tonic: https://da101.org/product/the-tonic

5.    Vậy Niacinamide có dùng chung với BHA và AHA không?

Đương nhiên là hoàn toàn có thể, thậm chí ở độ pH thấp 3.5-4.0, vì rất khó có khả năng Vitamin B3 này có thể chuyển hóa thành Niacin tự do trong sản phẩm.

AHA và BHA lại đều là acid rất yếu so với HCL được dùng trong bài thí nghiệm đo phản ứng Niacin nữa chứ.

(Đọc toàn bộ thông tin về thành phần Salicylic/BHA tại đây: BHA là gì? Công dụng và cách sử dụng hiệu quả nhất )

Thậm chí, một số sản phẩm dược mỹ phẩm nổi tiếng, sử dụng cả Vitamin B3 và BHA hoặc AHA như:

PHB ETHICAL BEAUTY – Belance Blemish Gel: https://da101.org/product/balance-blemish-gel

Sesderma – Azelac Ru Liposomal Serum Trx: https://da101.org/product/azelac-ru-liposomal-serum-trx

Sesderma – Azelac Ru Serum: https://da101.org/product/azelac-ru-serum-2

 

Ngoài ra, một số brand có sử dụng cả AHA/BHA và Niacinamide trong cùng 1 sản phẩm và có tuổi đời từ rất lâu, với safety profile hoàn hảo. Đặc biệt, mình nghĩ hãng
Biologique Recherche có lẽ đã tự tạo phản ứng để khiến nó chuyển hóa thành Niacin trong sản phẩm nổi tiếng Lotion P50, khiến cho khách hàng có hiệu ứng da đỏ hồng đặc trưng mà đa phần toner/serum acid khác không làm được.

Tham khảo thành phần của Biologique Recherche Lotion P50 ở đây: https://da101.org/product/lotion-p50

Tổng kết: Như vậy, lời đồn Niacinamide khi kết hợp với BHA hoặc AHA ở pH thấp có thể chuyển thành Niacin gây bỏng da, viêm, cháy da là rất khó xảy ra. Dù lý thuyết là Niacinamide ở pH thấp sẽ chuyển thành Niacin, nhưng phản ứng này phải đạt được những điều kiện ngặt nghèo như: nhiệt độ cao, thời gian dài và acid mạnh.

Tuy nhiên, nó đôi khi cũng gây viêm, kích ứng và khá kén người dùng, nên khi sử dụng chung với BHA cũng có thể tăng gấp đôi nguy cơ kích ứng nếu da không hợp. Do đó nếu chưa từng sử dụng Niacinamide và BHA, bạn nên cân nhắc và patch test trước nhé.

 

Reference:

[1] A review of the range effects of Niacinamide in human skin:

https://www.researchgate.net/publication/286270242_A_Review_of_the_range_of_effects_of_niacinamide_in_human_skin

 

[2] The mechanism and mitigation of niacin-induced flushing:

 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2779993/

 

[3]: The widespread role of non-enzymatic reactions in cellular metabolism:

https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0958166914002353

 

[4] Rate Studies on the Hydrolysis of Niacinamide:
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0022354915336042

 

[5] Final Report of the Safety Assessment of Niacinamide and Niacin1:
https://journals.sagepub.com/doi/10.1080/10915810500434183

[6] Comparison of Niacin Skin Flush Response in Patients with Schizophrenia and Bipolar Disorder:
https://sites.kowsarpub.com/ijpbs/articles/504.html