Aloe Vera từ thời xa xưa, các mẹ các chị đã truyền tai nhau các bí kíp làm đẹp, dưỡng trắng da từ cây nha đam (Aloe Vera). Thật vậy, bên cạnh tác dụng làm thức uống giải khát, Aloe Vera còn được ứng dụng vào việc làm đẹp từ thời xa xưa. 

Aloe Vera được đưa vào làm đẹp như chăm sóc da, chăm sóc tóc mà lại cực kỳ lành tính, hạn chế kích ứng. Chúng ta cùng tìm hiểu về thành phần này cùng DA101 nhé! 

1. Aloe Vera là gì?

Aloe Vera hay còn gọi là cây Nha Đam (Lô Hội), được sử dụng cực kỳ phổ biến trong đời sống thường ngày, cụ thể trong lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp. Nha đam nổi tiếng với công dụng làm mát, làm dịu cho cơ thể hoặc cả cho làn da đồng thời cũng là một chất giúp phục hồi tóc khả hiệu quả.

Tên gọi Aloe Vera bắt nguồn từ từ tiếng Ả Rập “Alloeh” có nghĩa là “shining bitter substance – Chất đắng sáng giá”, trong khi “Vera” trong tiếng Latinh có nghĩa là “True – Sự thật”. Có thể nói, cách đây 2000 năm, thì người Ả Rập đã xem Aloe Vera như là một thần dược, thánh dược trong lĩnh vực làm đẹp. Hiện nay, Aloe Vera vẫn luôn được yêu thích và được ứng dụng rất nhiều trong mĩ phẩm.

Aloe Vera là gì?

2. Cơ chế hoạt động của Aloe Vera

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh Aloe Vera và các hợp chất chính của nó (Aloesin, Aloin và Emodin) có tác dụng bảo vệ thông qua cơ chế chống oxy hóa và chống viêm. Do đó, lô hội điều chỉnh sự biểu hiện TFGβ1, bFGF và Vegf-A trong nguyên bào sợi và tăng sự phát triển và biệt hóa tế bào sừng nhờ sự ổn định của màng Lysosomal.

Cơ chế hoạt động của Aloe Vera

Dung dịch Aloe Vera có thể đẩy nhanh quá trình đóng vết thương giác mạc ở nồng độ thấp (≤175 μg / mL) bằng cách tăng hoạt động phân hủy collagen type IV trong mô hình tế bào nuôi cấy sơ cấp tế bào biểu mô giác mạc. 

Hơn nữa, Aloin có tác dụng bảo vệ da bằng cách giảm sản xuất IL-8, tổn thương DNA, peroxy hóa lipid và tạo ROS và bằng cách tăng hàm lượng GSH và hoạt động SOD. Hợp chất aloesin dẫn đến việc thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương bằng cách tăng sự di chuyển của tế bào thông qua quá trình phosphoryl hóa Cdc42 và Rak1, các cytokine và các yếu tố tăng trưởng khác. 

3. Công dụng của Aloe Vera

3.1 Làm dịu da tức thì

Aloe Vera là một trong các thành phần làm dịu kích ứng, giảm các tình trạng như đỏ, ngứa da. Là một trong những biện pháp “cấp cứu” an toàn khi xảy ra vấn đề rủi ro. 

3.2 Aloe Vera ngăn ngừa mất nước qua da

Nhờ các Phytosterol có trong Aloe Vera mà Aloe Vera có thể giúp hạn chế tình trạng mất nước nhờ đó giảm khô da và viêm do mất nước. Những lúc gặp tình trạng kích ứng, bỏng,… thì khả năng này của Aloe Vera sẽ giúp ngăn chặn viêm nhiễm không mong muốn. 

Aloe Vera là gì

3.3 Aloe Vera mang khả năng chống viêm

Aloe Vera ức chế hình thành Cyclooxygenase và giảm sản xuất Prostaglandin E2 từ Arachidonic acid. Gần đây, hợp chất chống viêm mới có tên là C-glucosyl Chromone đã được chiết xuất từ ​​gel nha đam. Nó cũng ngăn ngừa loét da vì nó chứa Mucopolysaccharides, Acid Amin, Kẽm và nước.

3.4 Aloe Vera cấp ẩm cho da

Ngoài công dụng làm dịu da, Aloe Vera còn cấp ẩm và cung cấp lượng nước giúp da không bị khô và đem lại độ ẩm vừa phải. 

Công dụng của Aloe Vera

3.5 Công dụng khác của Aloe Vera

Trong y học, Aloe Vera sử dụng để phòng ngừa một số bệnh lý như đái tháo đường, có tác dụng nhuận tràng, tác dụng khử trùng, kháng virus, ngăn ngừa ung thư,…

Ngoài ra, trong lĩnh vực da liễu, Aloe Vera được đưa vào điều trị các bệnh lý viêm da tiết bã, bệnh vảy nến, bị bỏng da,…

4. Tác dụng phụ của Aloe Vera

Aloe Vera là một thành phần lành tính, được sử dụng cho da nhạy cảm nhất. Tuy nhiên, ở một số trường hợp không phù hợp với Aloe Vera có thể gây đỏ, rát, cảm giác châm chích và hiếm khi gây viêm da toàn thân ở những người nhạy cảm. Các phản ứng dị ứng hầu hết là do Anthraquinon, chẳng hạn như Aloin và Barbaloin. 

Tốt nhất là thoa lên một vùng da nhỏ trước để kiểm tra phản ứng dị ứng có thể xảy ra hay không.

Reference

  1. Surjushe A., Vasani R., Saple D.G. Aloe vera: A short review. Indian J. Dermatol. 2008;53:163–166. doi: 10.4103/0019-5154.44785. [PMC free article] [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]
  2. Malik I., Zarnigar H.N. Aloe vera-A Review of its Clinical Effectiveness. Int. Res. J. Phar. 2003;4:75–79. doi: 10.7897/2230-8407.04812. [CrossRef] [Google Scholar]
  3. Maan A.A., Nazir A., Khan M.K.I., Ahmad T., Zia R., Murid M., Abrar M. The therapeutic properties and applications of Aloe vera: A review. J. Herb. Med. 2018;12:1–10. doi: 10.1016/j.hermed.2018.01.002. [CrossRef] [Google Scholar]
  4. Sholehvar F., Mehrabani D., Yaghmaei P., Vahdati A. The effect of Aloe vera gel on viability of dental pulp stem cells. Dent. Traumatol. 2016;32:390–396. doi: 10.1111/edt.12272. [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]
  5. Lin H., Honglang L., Weifeng L., Junmin C., Jiantao Y., Junjing G. The mechanism of alopolysaccharide protecting ulceralive colitis. Bio. Pharm. 2017;88:145–150. doi: 10.1016/j.biopha.2016.11.138. [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]
  6. Songsiripradubboon S., Kladkaew S., Trairatvorakul C., Sangvanich P., Soontornvipart K., Banlunara W., Thunyakitpisal P. Stimulation of dentin regeneration by using acemannan in teeth with lipopolysaccharide-induced pulp inflammation. J. Endod. 2017;43:1097–1103. doi: 10.1016/j.joen.2017.01.037. [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]
  7. Nejaim Y., Silva A.I., Vasconcelos T.V., Silva E.J., de Almeida S.M. Evaluation of radioprotective effect of Aloe vera and zinc/copper compounds against salivary dysfunction in irradiated rats. J. Oral Sci. 2014;56:191–194. doi: 10.2334/josnusd.56.191. [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]
  8. Kumar G.R., Devanand G., John B.D., Ankit Y., Khursheed O., Sumit M. Preliminary antiplaque efficacy of Aloe vera mouthwash on 4 day plaque re-growth model: Randomized control trial. Ethiop. J. Health Sci. 2014;24:139–144. doi: 10.4314/ejhs.v24i2.6. [PMC free article] [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]

————

Website: www.da101.org

Instagram: DA101.OFFICIAL

Facebook: DA101

Phân tích thành phần mỹ phẩm: INGREDIENT ANALYZER

Tạo Routine: Hướng dẫn tạo Routine Chăm sóc da trên Website DA101