DA101 > THÀNH PHẦN > Arbutin là gì? Ông hoàng làm trắng da không lỗi thời
Arbutin là gì? Ông hoàng làm trắng da không lỗi thời
By Ma Tuyet Nhung
01/18/2022
Arbutin là một trong những thành phần được chứng minh có tác dụng làm sáng da hiệu quả, giải quyết các vấn đề về da gây “đau đầu” như thâm, sạm, da không đều màu và nám trên bề mặt da.
Arbutin được đưa vào các sản phẩm làm trắng da đa dạng trên thị trường, cho nên các bạn rất dễ dàng lựa chọn cho mình một “chân ái”!
Arbutin được nghiên cứu hơn 30 năm kể từ khi phát hiện chúng có khả năng cải thiện sắc tố trên làn da. Là một hợp chất sinh ra bởi Hydroquinone và D-Glucose.
Nghiên cứu cho thấy, Arbutin là một chất làm sáng da an toàn và lành tính, nó ức chế sự phát triển của Melanin, giúp làn da cải thiện độ trắng sáng.
Arbutin (α- và β-arbutin) là các Hydroquinone đã được Glycosyl hóa, sử dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp mỹ phẩm làm đẹp. Các hợp chất này có chức năng ức chế chống lại nội bào Tyrosinase, ngăn chặn sự hình thành melanin, mang lại hiệu quả làm trắng da.
Tuy đều là Arbutin, nhưng β-Arbutin được tìm thấy trong nhiều loại thực vật khác nhau bao gồm lúa mì và quả lê. Còn α-Arbutin và các dẫn xuất Arbutin khác được tổng hợp bằng các phương pháp hóa học và enzyme.
2. Sắc tố Melanin (Hắc sắc tố)
Các đốm nâu xuất hiện trên da do các Melanin được sản xuất và tích tụ, chứa các enzym gọi là tyrosinase.
Melanin là một dạng sắc tố màu được phân bố khắp da, tóc, mắt, môi và các mô khác. Nó được tổng hợp bởi các Melanosome, bào quan duy nhất nằm trong tế bào hắc sắc tố, và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng nội môi của da và bảo vệ da không bị tia mặt trời gây hại.
Như các bạn thường thấy, khi bạn tiếp xúc lâu với ánh nắng Mặt Trời da bạn trở nên sạm đen đi. Đó là kết quả của việc các tế bào chịu trách nhiệm sản sinh Melanin phản ứng để bảo vệ làn da bạn, không bị ảnh hưởng bởi tia UV. Có thể nói là một cơ chế bảo vệ của cơ thể.
Tuy nhiên các phản ứng này thường có nguy cơ bị quá kích, dẫn đến sự chuyển hóa của Melanin khi không được kiểm soát tốt, sẽ dẫn đến vấn đề bị loạn sắc tố da thường là tăng sắc tố nhưng cũng có những trường hợp gây giảm hoặc mất sắc tố.
Có thể bạn đã biết, những người có làn da trắng sáng có khả năng bị tăng sắc tố hơn những người có làn da nâu hoặc ngâm.
3. Cơ chế hoạt động của Arbutin
Arbutin hoạt động bằng cách ức chế một loại enzyme gọi là tyrosinase trong tế bào hắc tố.
Tế bào hắc tố kiểm soát việc sản xuất Melanin, chịu trách nhiệm về sắc tố mang lại màu sắc cho da.
Hiểu theo cách đơn giản, ít Tyrosinase thì sẽ ít sắc tố hơn, có nghĩa là ít bị sạm màu và xuất hiện các đốm nâu.
Nhờ đặc tính tan trong nước, Arbutin hấp thụ nhanh hơn vào da và hiệu quả cao và an toàn hơn nhiều so với Hydroquinone.
4. Lợi ích của Arbutin mang lại cho làn da
4.1 Làm trắng sáng da
Đặc tính của Arbutin là làm trắng sáng da. Nhờ vào cơ chế hoạt động ức chế Melanin trên da, Arbutin giúp làm sáng màu da hiệu quả .
4.2. Giảm sắc tố
Đa số các bác sĩ da liễu thường khuyến khích điều trị tăng sắc tố bằng Arbutin hơn Hydroquinone.
Các sản phẩm chứa Arbutin thường trong đó sẽ kết hợp cùng các thành phần làm trắng khác. Một phần hỗ trợ một số vấn đề sắc tố da cùng Arbutin, một phần để đẩy nhanh hiệu quả lên nhiều hơn so với chỉ sử dụng Arbutin đơn lẻ.
4.3 Chống oxy hoá
Arbutin cũng là một chất chống oxy hoá khá hiệu quả. Giúp bạn cải thiện làn da trở nên sáng hơn, đều màu hơn. Cùng với đó là làm mờ các đốm nâu trên bề mặt da.
Theo lí thuyết Arbutin cho hiệu quả không thua kém Hydroquinone nhưng lại an toàn hơn nhiều lần. Bạn sẽ không cần lo lắng vấn đề rối loạn sắc tố, thậm chí là mất sắc tố da như khi sử dụng Hydroquinone.
5. Tác dụng phụ của Arbutin
Người sử dụng thường lo lắng về Arbutin, vì cách hoạt động và hiệu quả trên da không thua kém Hydroquinone. Một phần Arbutin cũng có nguồn gốc từ Hydroquinone như đã nói phía trên.
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh Arbutin an toàn hơn Hydroquinone gấp nhiều lần, đặc biệt người dùng không gặp phải nguy cơ mất sắc tố như khi sử dụng hoạt chất làm trắng Hydroquinone. Chúng cũng an toàn hơn cho bà bầu và phụ nữ cho con bú.
Tuy nhiên như tất cả các hoạt chất điều trị các vấn đề về da có khả năng làm bạt sừng khác, Arbutin có nguy cơ kích ứng và có thể gây viêm da nếu sử dụng lâu dài.
Vì vậy cần test cẩn thận trước khi dùng và cũng nên có thời gian tạm dừng nếu bạn đang điều trị các vấn đề về sắc tố da bằng các sản phẩm chứa Arbutin.
6. Kết luận
Để có một làn da trắng sáng, chúng ta cần phải “chuẩn bị” trước một làn da khoẻ. Khi nền da cơ bản đã ổn, đủ độ ẩm thì vấn đề làm trắng sẽ diễn ra suôn sẻ hơn.
Hãy làm trắng an toàn để có một làn da tươi sáng rạng ngời nhé!
Nguồn ảnh: Tổng hợp
Reference
1. Saade D.S., Maymone M.B.C., De La Garza H., Secemsky E.A., Kennedy K.F., Vashi N.A. Trends in Use of Prescription Skin Lightening Creams. Int. J. Environ. Res. Public Health. 2021;18:5650. doi: 10.3390/ijerph18115650.
2. Neagu N., Conforti C., Agozzino M., Marangi G.F., Morariu S.H., Pellacani G., Persichetti P., Piccolo D., Segreto F., Zalaudek I., et al. Melasma treatment: A systematic review. J. Dermatolog. Treat. 2021:1–39. doi: 10.1080/09546634.2021.1914313.
3. Jow T., Hantash B.M. Hydroquinone-induced depigmentation: Case report and review of the literature. Dermatitis. 2014;25:e1–e5. doi: 10.1097/01.DER.0000438425.56740.8a.
4. Ozbey R., Okur M.I. The use of 4% hydroquinone, 0.1% tretinoin, and 0.1% betamethasone creams to prevent hyperpigmentation of split-thickness skin grafts in Long-Evans rats. J. Cosmet. Dermatol. 2020;19:2663–2668. doi: 10.1111/jocd.13315.
5. Jimbow K., Obata H., Pathak M.A., Fitzpatrick T.B. Mechanism of depigmentation by hydroquinone. J. Investig. Dermatol. 1974;62:436–449. doi: 10.1111/1523-1747.ep12701679.
6. Kooyers T.J., Westerhof W. Toxicology and health risks of hydroquinone in skin lightening formulations. J. Eur. Acad. Dermatol. Venereol. 2006;20:777–780. doi: 10.1111/j.1468-3083.2005.01218.x.
7. Draelos Z.D. Skin lightening preparations and the hydroquinone controversy. Dermatol. Ther. 2007;20:308–313. doi: 10.1111/j.1529-8019.2007.00144.x.
8. Xu W.H., Liang Q., Zhang Y.J., Zhao P. Naturally occurring arbutin derivatives and their bioactivities. Chem. Biodivers. 2015;12:54–81. doi: 10.1002/cbdv.201300269.
9. Saeedi M., Khezri K., Seyed Zakaryaei A., Mohammadamini H. A comprehensive review of the therapeutic potential of alpha-arbutin. Phytother. Res. 2021 doi: 10.1002/ptr.7076.
10. Akiu S., Suzuki Y., Asahara T., Fujinuma Y., Fukuda M. Inhibitory effect of arbutin on melanogenesis-biochemical study using cultured B16 melanoma cells. Nippon Hifuka Gakkai Zasshi. 1991;101:609–613.
11. Slominski A., Kim T.K., Brozyna A.A., Janjetovic Z., Brooks D.L., Schwab L.P., Skobowiat C., Jozwicki W., Seagroves T.N. The role of melanogenesis in regulation of melanoma behavior: Melanogenesis leads to stimulation of HIF-1alpha expression and HIF-dependent attendant pathways. Arch. Biochem. Biophys. 2014;563:79–93. doi: 10.1016/j.abb.2014.06.030.
12. Slominski R.M., Zmijewski M.A., Slominski A.T. The role of melanin pigment in melanoma. Exp. Dermatol. 2015;24:258–259. doi: 10.1111/exd.12618.
13. Yamaguchi Y., Beer J.Z., Hearing V.J. Melanin mediated apoptosis of epidermal cells damaged by ultraviolet radiation: Factors influencing the incidence of skin cancer. Arch. Dermatol. Res. 2008;300(Suppl. 1):S43–S50. doi: 10.1007/s00403-007-0807-0.
14. Boo Y.C. Emerging Strategies to Protect the Skin from Ultraviolet Rays Using Plant-Derived Materials. Antioxidants. 2020;9:637. doi: 10.3390/antiox9070637.
15. Rose P.T. Pigmentary disorders. Med. Clin. N. Am. 2009;93:1225–1239. doi: 10.1016/j.mcna.2009.08.005.
16. Ganju P., Nagpal S., Mohammed M.H., Nishal Kumar P., Pandey R., Natarajan V.T., Mande S.S., Gokhale R.S. Microbial community profiling shows dysbiosis in the lesional skin of Vitiligo subjects. Sci. Rep. 2016;6:18761. doi: 10.1038/srep18761.
18. Costin G.E., Hearing V.J. Human skin pigmentation: Melanocytes modulate skin color in response to stress. FASEB J. 2007;21:976–994. doi: 10.1096/fj.06-6649rev.
19. Slominski A.T., Zmijewski M.A., Skobowiat C., Zbytek B., Slominski R.M., Steketee J.D. Sensing the environment: Regulation of local and global homeostasis by the skin’s neuroendocrine system. Adv. Anat. Embryol. Cell Biol. 2012;212:1–115.
20. Iwata M., Corn T., Iwata S., Everett M.A., Fuller B.B. The relationship between tyrosinase activity and skin color in human foreskins. J. Investig. Dermatol. 1990;95:9–15. doi: 10.1111/1523-1747.ep12872677.
Xu hướng dưỡng da năm 2023 có những điểm gì mới, khác biệt hơn so với những năm vừa qua. Năm 2022 đã khép lại, thị trường mĩ phẩm và các diễn đàn dưỡng da đã chứng kiến những sự chuyển mình của lĩnh vực làm đẹp này: Nhiều brand nước ngoài được phân phối […]
Bôi kem chống nắng đúng cách là chủ đề thường xuyên gây ra những cuộc tranh luận sôi nổi thậm chí là dẫn đến tiêu cực trên mạng xã hội. Kem chống nắng là bước quan trọng gần như không thể thiếu trong chu trình dưỡng da hằng ngày, vì vậy sử dụng kem chống […]
Da đẹp đón Tết là điều mà hầu như bất cứ ai cũng mong muốn, vì thế thật dễ hiểu khi cận Tết các dịch vụ chăm da nở rộ, các Spa và Clinic tung ra rất nhiều chương trình, combo chăm sóc da với ưu đãi hấp dẫn. Là tín đồ của các sản […]
Kem chống nắng Heliocare từ lâu được người dùng yêu thích và là vật bất ly thân khi đi ra ngoài của rất nhiều người. Kem chống nắng Heliocare có nhiều dòng, nhiều loại được thiết kế cho các loại da khác nhau, nhu cầu khác nhau. Cùng DA101 review 5 dòng kem chống nắng […]
Skin cycling – Vòng lặp dưỡng da được cho là phương pháp dưỡng da mới mẻ, tối ưu và vì thế tạo hiệu ứng kích thích, tò mò với các Skincareholic. Hiện nay trên nhiều diễn đàn làm đẹp, nhiều thành viên đang thảo luận sôi nổi về phương pháp này và Skin cycling hiện […]
Gut health – sức khỏe đường ruột được đặc biệt quan tâm nghiên cứu trong vài thập kỉ qua vì đường ruột khỏe mạnh đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của con người. Đường ruột không khỏe mạnh đặc biệt là hội chứng Leaky Gut có thể gây ra những […]