DA101 > THÀNH PHẦN > Benzene trong kem chống nắng – Cực độc không phải chuyện đùa
Benzene trong kem chống nắng – Cực độc không phải chuyện đùa
By admin
05/29/2021
Cách đây vài ngày, hàng loạt kem chống nắng và gel lô hội ơ Mỹ đã bị phát hiện nhiễm Benzene với liều lượng cao gấp nhiều lần FDA cho phép. Tuy nhiên, có 1 số nguồn tin cho rằng Benzene hiện diện ở quanh ta, trong cuộc sống hàng ngày, cho nên việc mỹ phẩm chứa Benzene là không đáng lo ngại.
Trong bài này, DA101 sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về Benzene, đồng thời liên tục cập nhật tình hình vấn đề này để mọi người chọn đúng kem chống nắng an toàn và an tâm sử dụng nhé.
– Benzene (Việt Nam mình đọc là Benzen) là 1 chất không màu hoặc có màu vàng nhẹ, ở dạng dung dịch khi ở nhiệt độ phòng. Benzene có thể có nguồn từ tự nhiên hoặc từ dầu hỏa, dễ bắt lửa và và dễ bay hơi.
– Benzen là chất bị liệt kê vào những nguyên nhân gây ung thư, là 1 trong những chất bị cấm trong mỹ phẩm trên toàn thế giới.
2. Dính phải benzene ở đâu?
Benzene có thể tìm thấy trong khói thuốc, các hoạt động tự nhiên hàng ngày và thậm chí trong mỹ phẩm dưới dạng tồn dư còn lại trong quá trình sản xuất nguyên liệu mỹ phẩm. Con người có thể đang ngửi và sờ vào Benzen hàng ngày, qua các hoạt động như khí thải, mùi xăng dầu, thuốc, sơn, nhựa và thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm… Tuy nhiên, ở các hoạt động thường ngày, hàm lượng Benzene bốc hơi để vào cơ thể là cực kỳ thấp, trong khi với khói thuốc thì nguy cơ hấp thụ khá là cao và nguy hiểm, đặc biệt là trong không gian kín.
Trong thực phẩm, có nghiên cứu cho thấy Benzene cũng có nguy cơ hình thành khi sản phẩm chứa vitamin C kết hợp với chất bảo quản thực phẩm như Benzoic Acid và Sodium Benzoate. Tuy nhiên, phản ứng này cũng cần có điều kiện cần như đủ nồng độ chất, nhiệt độ và ánh sáng thì mới dễ dàng xảy ra.
3. Benzen nguy hiểm như thế nào?
Benzene được xác định là yếu tố gây ung thư, làm biến dị tế bào, gây nên ung thư, đặc biệt là ung thư máu. Ví dụ, nó có thể khiến tế bào làm cho tủy xương không sản xuất đủ hồng cầu, gây ra bệnh thiếu máu.
Vì Benzene ngoài việc gây ngộ độc ngay, còn có thể tích lũy trong cơ thể. Bạn có thể không cảm thấy gì vào hôm nay hoặc cả năm sau, nhưng sau khi cơ thể tích lũy đủ liều lượng Benzene để gây ảnh hưởng tới tế bào, ung thư có thể xảy ra.
4. Các triệu chứng ngộ độc Benzen:
Hít phải Benzene (có thể xảy ra tròng vài phút hoặc vài giờ):
– Chóng mặt
– Tim đập nhanh hoặc bất thường
– Đau đầu
– Mất nhận thức, bất tỉnh
– Chết (nếu hít phải liều rất cao)
Ăn/uống thực phẩm có chứa Benzene((có thể xảy ra tròng vài phút hoặc vài giờ):
– Nôn ói
– Ngứa dạ dày
– Buồn ngủ
– Tim đập nhanh
– Chết (nếu sử dụng liều rất cao)
Thậm chí nếu 1 người đã nôn ra thức ăn chứa benzene, chất này có thể kẹt trong phổi và gây hại tiếp tục.
Nếu tiếp xúc trực tiếp với mắt, da và phổi thì có thể gây ngứa và tổn thương tế bào.
Tiếp xúc với Benzene về lâu dài có thể gây ung thư máu, theo bộ Health and Human Services (DHHS).
5. Benzene gây ung thư ra sao?
Nghiên cứu cho thấy điều gì?
Có 2 loại nghiên cứu chính được sử dụng để xác định nguyên nhân.
– Nghiên cứu trên con người: là loại nghiên cứu tỉ lệ ung thư trên các nhóm người khác nhau. Trong trường hợp chất Benzene, tỉ lệ ung thư máu được tìm thấy cao hơn so ở nhóm công nhân làm việc tiếp xúc với Benzene, ví dụ như ngành hóa chất, xăng dầu, sản xuất giày dép.
Một số nghiên cứu còn chỉ ra là Benzene có ảnh hưởng tới các bệnh ung thư khác, tuy nhiên chưa có nhiều bằng chứng bằng ung thư máu.
– Với nghiên cứu trên động vật: chuột được thử nghiệm bằng việc uống và hít Benzene, và kết quả cũng dẫn tới kết luận trên.
Qua nhiều năm nghiên cứu, nhiều tổ chức y tế đã liệt Benzene vào chất cấm, có nguy cơ gây ung thư , “known to be a human carcinogen như tổ chức IARC (International Agency for Research on Cancer), NTP( National Toxicology Program), EPA (Environmental Protection Agency )
6. Benzene bị quản lý như thế nào?
Đa số tổ chức và quốc gia trên thế giới đã và đang quản lý liều lượng Benzene rất gắt gao, thông thường ở mức 1ppm (1 phần triệu) trong không khí ở nơi làm việc, nhà xưởng. Với những môi trường làm việc có nồng độ cao hơn, công nhân bắt buộc phải mang mặt nạ chống độc.
EPA cũng giới hạn lượng Benzene trong xăng dầu xuống mức 0.62% – 1.3% (thể tích)
Với nước giải khát, Benzene bị hạn chế ở mức 5ppb (1 phẩn tỉ), thậm chí 1 số bang ở Mỹ còn thấp hơn.
Còn trong mỹ phẩm, Benzene bị cấm xuất hiện, thậm chí ở mức 0.1 ppm. Hàm lượng tối đa 2 ppm chỉ được phép tồn dư trong những sản phẩm dược quan trọng, cấp thiết và phải có giấy phép của FDA.
7. Benzene trong sản phẩm chống nắng và gel lô hội – Bài test của Valisure
Đầu tiên, chúng ta cần làm rõ là vấn đề được nhắc đến là “nhiễm Benzene” (Benzene contamination) chứ không phải là về sản phẩm “chứa Benzene”. Do luật đã cấm và thậm chí giới hạn hàm lượng “nhiễm” trong sản phẩm, cho nên lượng Benzene phát hiện sẽ có thể là do phản ứng của các chất với nhau, với vỏ đựng sản phẩm hoặc là chất lượng của nguyên liệu đầu vào vốn đã nhiễm Benzene khi sản xuất.
Ví dụ: Để sản xuất ra nguyên liệu A, hãng X dùng Benzene làm phụ gia
Sau đây là bản tóm tắt những sản phẩm bị nhiễm Benzene trong đợt kiểm tra này. Mình chỉ liệt kê tóm tắt những sản phẩm nhiễm Benzene liều cao trên 0.1ppm Avg thôi, còn chi tiết hơn, các bạn vào xem báo cáo chi tiết của Valisure nhé. (Chú ý là tài liệu này của Valisure, mình chỉ có thể chia sẻ tóm tắt thôi, và sẽ xóa sớm nếu hãng yêu cầu)
Kết quả thực tế như thế nào, chúng ta phải đợi FDA thực hiện nghiên cứu và truy xuất. Trong tình cảnh hiện tại, nếu các bạn đang sử dụng các sản phẩm trong danh sách nhiễm Benzen (đặc biệt các sản phẩm KCN dạng xịt) thì nên bỏ đi.
Nên sử dụng kem chống nắng Châu Âu, có tiêu chuẩn thường là khắt khe và luôn cập nhật hơn là Mỹ, cụ thể là FDA.
Tuy nhiên, có nên lo lắng quá và ngừng sử dụng kem chống nắng nói chung, hoặc kem chống nắng hóa học nói riêng?
Theo nhận định sơ bộ của team DA101 thì nguyên nhân chưa thể xác định rõ, và cũng chưa hẳn là do các hoạt chất chống nắng cũ kỹ của Mỹ gây nhiễm Benzene. Trong bài test có cả các sản phẩm không phải kem chống nắng như gel lô hội.
Một số gel Lô Hội bị nhiễm Benzene cao hơn rất nhiều kem chống nắng khác, dù thành phần cực kỳ đơn giản.
Vào tháng 3/2021, Valisure cũng đã thực hiện test hàng loạt gel rửa tay diệt khuẩn (hand sanitizer gel), vốn chỉ chứa các thành phần đơn giản như cồn, lô hội, TEA… Rất nhiều sản phẩm cũng nhiễm Benzene (lên tới ~2 ppm) và bị buộc phải thu hồi. Đây có thể là 1 bằng chứng khác cho thấy hoạt chất chống nắng có thể không phải thủ phạm chính trong vụ này, mà có thể là do nguồn nguyên liệu và quy trình sản xuất. Tham khảo thêm ở đây: https://www.valisure.com/blog/valisure-news/valisure-detects-benzene-in-hand-sanitizers/
***Chú thích: Bài viết chỉ nhằm mục đích chia sẻ và cung cấp thông tin, không nhằm mục đích đưa ra lời khuyên y tế, sức khỏe. Bài viết này là phi lợi nhuận.
Dermiotic Synergie là sản phẩm serum chứa lợi khuẩn được yêu thích và luôn trong tình trạng cháy hàng vào nửa cuối năm 2023. Cùng DA101 tìm hiểu xem sản phẩm này có gì và hiệu quả trên da ra sao khiến nó trở nên “hot ” trên thị trường đến vậy . 1. Tổng […]
Acid succinic là một thành phần có mặt trong các sản phẩm chăm sóc da mang tới nhiều lợi ích cho làn da. Tuy nhiên thành phần này đến nay vẫn chưa được các hãng để mắt đến nhiều cũng như còn khá xa lạ với người dùng. Vậy Acid succisucclaf gì và chúng có […]
Nutriage Oleoserum từ Difa Cooper là dầu dưỡng da mặt khá được lòng giời yêu thích Skincare trong năm 2022 và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt vào đầu năm 2023. Là một serum dạng dầu nhưng không nặng mặt, vừa dưỡng ẩm tốt vừa chống oxy hóa, chống lão hóa là những lời khen […]
Melatonin- tên gọi của một loại Hormone quen thuộc khi tiết ra khiến chúng ta buồn ngủ và dễ đi vào giấc ngủ. Bên cạnh đó, điều Melatonin ít được biết đến hơn là nó còn được ứng dụng vào các sản phẩm chăm sóc da với vài trò là thành phần chống oxy hóa […]
Bioverse là nhãn hàng nội địa ra mắt cách đây chưa lâu và đang được các group làm đẹp để ý, đặc biệt là đối tượng học sinh- sinh viên. Là những người luôn muốn ủng hộ các brand của nền công nghiệp mỹ phẩm Việt, đội ngũ DA101 cũng đã có những trải nghiệm […]
Chăm sóc da mùa nồm ẩm là chủ đề được nhiều bạn quan tâm đặc biệt là những bạn sở hữu làn da dầu sống ở miền Bắc. Đây là giai đoạn nồm nẩm hoạt động mạnh kéo theo những vấn đề gây khó chịu trên da. Cùng DA101 tìm hiểu về cách chăm sóc […]