AHAs( Alpha-hydroxy acids) là thành phần hóa học có tác dụng tẩy tế bào chết được yêu thích vì chúng mang lại cho da nhiều tác động to lớn lên làn da. Chúng không chỉ tác động lên bề mặt da mà tác động lên các lớp da khác nhau. Hãy cùng DA101 tìm hiểu về các tác động đa dạng của AHAs lên các lớp da nhé.

1. Giới thiệu về AHAs

Tác động đa dạng của AHAs lên các lớp da

Thuật ngữ Alpha-hydroxy acids, hay còn gọi là AHAs được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1974 trong da liễu thẩm mỹ như là một thành phần của dược mỹ phẩm giúp cải thiện nhiều vấn đề xuất hiện trên da bao gồm: tình trạng tăng sừng nghiêm trọng, mụn, lão hoá quang hoá, cũng như các tình trạng thường gặp trên làn da, nhất là trên da khô,…

AHAs là một nhóm các acids hữu cơ, có nhóm Hydroxy (-OH) được đính vào vị trí cacbon alpha trên phân tử acid. AHAs thường có được gọi là acid trái cây (Fruit acids), tuy nhiên, hai loại AHA phổ biến nhất dùng trong mỹ phẩm không có nguồn gốc từ trái cây, như là Glycolic acid được tìm thấy trong cây mía (sugar cane) và Lactic acid được tìm thấy trong sữa chua.

Mặc dù cơ chế tác động của AHAs lên da là chưa được làm sáng tỏ một cách rõ ràng, sau đây là một số cơ chế đáng chú ý.

2. Tác động của AHAs lên các lớp của da

2.1. Tác động của AHAs lên lớp sừng và thượng bì sống:

Tác động đa dạng của AHAs lên các lớp da

  • AHAs dường như hoạt động đa dạng lên lớp sừng và lớp thượng bì sống phụ thuộc vào nồng độ và pH của công thức.
  • Nồng độ càng cao, pH càng thấp, càng có nhiều dạng acid tự do. Acid tự do dễ thẩm thấu vào da hơn so với dạng muối AHAs.
  • AHAs làm giảm nồng độ ions Calcium trên lớp sừng [1]. Khi nồng độ calcium giảm, các tế bào sừng dễ tách nhau ra, từ đó có tác dụng đẩy nhanh quá trình rụng đi của lớp sừng già cõi trên bề mặt da.
  • Việc giảm nồng độ Calcium cũng giúp làm trẻ hoá tế bào, làm tăng bề dày của lớp thượng bì sống.
  • AHAs cũng có đặc tính làm giảm kích ứng gây ra bởi các chất gây kích ứng da như SLS . Cơ chế được đề xuất là do AHAs làm tăng tốc độ bài tiết của thể phiến, từ đó giúp đẩy nhanh quá trình khôi phục hàng rào lipid trên da. Đặc biệt, L-Lactic acid còn có khả năng tăng cường tổng hợp ceramide sinh học trên da, cải thiện tính toàn vẹn của hàng rào bảo vệ da.

2.2. Tác động của AHAs lên lớp trung bì (Dermis)

Tác động đa dạng của AHAs lên các lớp da

  • AHAs trực tiếp hoạt hoá Fibroblasts hoặc gián tiếp giải phóng IL-1 có nguồn gốc từ tế bào sừng, tăng sinh Collagen, GAGs, cải thiện ma trận ngoại bào và từ đó làm dày lớp trung bì

3. Tác dụng phụ của AHAs đối với da và cách xử lý

3.1. AHAs gây kích ứng da

Tìm hiểu tất tần tật về Corticoid trong "truyền thuyết"

  • AHAs có thể gây ra khó chịu cho những người lần đầu sử dụng acid hoặc những người có làn da nhạy cảm cũng có thể bị mẫn đỏ nhẹ. Tác động kích ứng nặng hay nhẹ phụ thuộc tình trạng da cũng như sản phẩm đang sử dụng.
  • Nồng độ càng cao, pH càng thấp, càng dễ gây kích ứng. Lý tưởng là sử dụng nồng độ 5-8%, pH ~3.8, cho người mới bắt đầu sử dụng acid. Có thể pha loãng các sản phẩm acid với kem dưỡng hoặc toner dưỡng để làm giảm sự tương tác của acid lên da.
  • Kích ứng của AHAs được xem là bình thường khi các dấu hiệu kích ứng như đỏ da, ngứa da,… là thoáng qua. Kích ứng trầm trọng khi da xuất hiện các nốt mẫn đỏ, ngứa da, rát da,… mà sau vài giờ vẫn không thể tự thuyên giảm, nên rửa mặt ngay với nước sạch để loại bỏ acid còn thừa trên bề mặt da.

3.2. AHAs làm da nhạy cảm với ánh sáng

  • Sử dụng AHAs làm tăng số lượng tế bào cháy nắng trên da, làm da nhạy cảm hơn với ánh sáng [6].
  • Ngoài ra, việc sử dụng AHAs trong thời gian ngắn hạn (short-term) cũng gây ra sạm da khi phơi nhiễm tia UV, thậm chí ngay cả khi không bị kích ứng quá mức. Do đó, bôi kem chống nắng thường xuyên là tối cần thiết.

4. Kết luận về AHAs

Hơn 50 năm nghiên cứu về AHAs, mặc dù cơ chế vẫn chưa được rõ ràng, tác động đa dạng của AHAs lên các lớp của da, đặc biệt là Glycolic acid và Lactic acid đã được phát hiện và được ứng dùng để xử lý các vấn đề đa dạng trên da, đặc biệt là tình trạng tăng sừng. Việc loại bỏ da chết từ lớp sừng, đẩy nhanh tốc độ thay mới tế bào, giúp cho các hoạt chất khác trong routine thẩm thấu tốt hơn vào da. AHAs gần như tương thích với hầu hết các hoạt chất khác trong routine dưỡng da.

Điều cần chú ý quan trọng là trong chu trình dưỡng da cần có các sản phẩm phục hồi, kháng viêm và cần  thận trọng khi tẩy da chết quá mức làn da cần. Đồng thời chúng ta cần sử dụng kem chống nắng thường xuyên để duy trì hiệu quả chống lão hoá.

Reference:

[1] Wang X. A theory for the mechanism of action of the alpha-hydroxy acids applied to the skin. Med Hypotheses 1999; 53:380–382.

[2] Rawlings AV, Davies A, Carlomusto M, et al. Effect of lactic acid isomers on keratinocyte ceramide synthesis, stratum corneum lipid levels and stratum corneum barrier function. Arch Dermatol Res 1996; 288(7):383–390.

[3] Okano Y, Abe Y, Masaki H, et al. Biological effects of glycolic acid on dermal matrix metabolism mediated by dermal fibroblasts and epidermal keratinocytes. Exp Dermatol 2003; 12(suppl 2):57–63.

[4] Bernstein EF, Lee J, Brown DB, et al. Glycolic acid treatment increases type I collagen mRNA and hyaluronic acid content of human skin. Dermatol Surg 2001; 27:429–433.

[5]  Kim SJ, Park JH, Kim DH, et al. Increased in-vivo collagen synthesis and in-vitro cell proliferative effect of glycolic acid. Dermatol Surg 1998; 24:1054–1058.

[6] KGL Protocol Final Reports #3929, #3813, #3800: An investigation of the short-term effects of topical treatments on the sensitivity of human skin to UVR. Pennsylvania: KGL 1996.

[7] Tsai, T. F., Bowman, P. H., Jee, S. H., & Maibach, H. I. (2000). Effects of glycolic acid on light-induced skin pigmentation in Asian and Caucasian subjects. Journal of the American Academy of Dermatology, 43(2), 238-243.

———–

Website: www.da101.org

Instagram: DA101.OFFICIAL

Facebook: DA101

Phân tích thành phần mỹ phẩm: INGREDIENT ANALYZER

Tạo Routine: Hướng dẫn tạo Routine Chăm sóc da trên Website DA101