Gut Microbiome – hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò cực kì quan trọng với sức khỏe của con người, tác động lên quá trình viêm nhiễm, tới sự phát triển của các căn bệnh mãn tính và còn ảnh hưởng tới tâm lý. Xét riêng về sức khỏe làn da, Gut Microbiome có tác động lớn lên sức khỏe làn da, đường ruột mất cân bằng có thể dẫn đến tình trạng mụn, đặc biệt là gây viêm. Vì vậy để có làn da đẹp chúng ta không chỉ cần xây dựng routine dưỡng da khoa học mà còn phải chú ý tới các yếu tố bên trong. Chúng mình cùng tìm hiểu những điều cơ bản nhất về hệ vi sinh đường ruột nha.

1. Gut Microbiome là gì?

Gut Microbiome - Hệ vi sinh đường ruột và những điều cần biết
Sự phân bổ hệ vi sinh đường ruột

Gut Microbiome là hệ vi sinh vật chứa hàng tỉ vi khuẩn sống cộng sinh trong đường ruột của con người, gồm có Prebiotics và Probiotics. Cũng cùng chủ đề này chúng mình còn bắt gặp những cái tên khác như Gut Microbito/ Microbiota.

Các nghiên cứu đã chỉ ra hệ khuẩn ruột phong phú giúp giảm nguy cơ tiểu đường, viêm ruột và bệnh viêm khớp vẩy nến.

2. Vai trò của hệ vi sinh đường ruột – Gut Microbiome

Gut Microbiome - Hệ vi sinh đường ruột và những điều cần biết

Gut Microbiome đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sức khỏe của con người:

  • Chuyển hóa dinh dưỡng:

Hệ vi sinh đường ruột giúp tiêu hóa thức ăn nạp vào hàng ngày và hấp thu các chất dinh dưỡng trong thực phẩm. Các chủng Bacteroides, Roseburia, Bifidobacterium, Fecalibacterium và Enterobacteria giúp lên men Carbohydrate trong chế độ ăn hàng ngày, nhờ đó giúp tổng hợp các acid béo chuỗi ngắn (SCFA) như butyrate, propionate và acetate là nguồn năng lượng cho các hoạt động hằng ngày.

Hệ vi sinh vật đường ruột cũng đã được chứng minh là có tác động tích cực đến quá trình chuyển hóa lipid bằng cách ngăn chặn sự ức chế hoạt động lipase lipoprotein trong tế bào mỡ.

Một chức năng chính khác của Gut Microbiome là tổng hợp vitamin K và một số thành phần của vitamin B.  Bacteroides đã được chứng minh là tổng hợp acid linoleic liên hợp (CLA) được biết đến là thuốc trị đái tháo đường, chống xơ vữa, chống béo phì, hạ lipid máu và có giúp điều hòa miễn dịch.

  • Kích thích sự cân bằng của vi khuẩn tốt và vi khuẩn xấu trong đường ruột.
  • Bảo vệ kháng khuẩn.
  • Điều hòa miễn dịch.

3. Hậu quả của sự mất cân bằng Gut Microbiome với sức khỏe

Các nghiên cứu trong vài thập kỷ qua đã chứng minh có mối liên quan rõ ràng giữa mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột với các vấn đề về sức khỏe và nhiều căn bệnh gồm:

  • Suy giảm miễn dịch.
  • Viêm nhiễm.
  • Rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa.
  • Các bệnh về tâm lý.
  • Bệnh tim mạch
  • Ung thư.
Gut Microbiome - Hệ vi sinh đường ruột và những điều cần biết
Hệ vi sinh đường ruột và hệ thống miễn dịch

4. Những yếu tố ảnh hưởng tới hệ vi sinh đường ruột- Gut Microbiome.

Gut Microbiome - Hệ vi sinh đường ruột và những điều cần biết
Yếu tố ảnh hưởng hệ vi sinh đường ruột

4.1. Tuổi tác, giới tính và chỉ số khối của cơ thể

Một số nghiên cứu đã chỉ ra, khi tuổi tác càng tăng thì sự phong phú về hệ vi sinh đường ruột càng giảm. Ngoài ra các nghiên cứu cũng ghi nhận sự khác biệt về giới tính có ảnh hưởng tới các thành phần vi sinh vật và đặc biệt hơn những khác biệt về giới tính có liên quan tới chỉ số khối cơ thể BMI. BMI càng gia tăng thì sự phong phú trong hệ vi sinh càng giảm và trong một nghiên cứu ở các bệnh nhân béo phì, tỉ lệ Bacteroidetes phylum về mức bình thường sau khi giảm cân.

4.2. Chế độ ăn uống:

Rõ ràng chế độ ăn uống hàng ngày trực tiếp ảnh hưởng tới hệ vi sinh đường ruột. Nhiều báo cáo đã chỉ ra các chế độ ăn kiêng đã dẫn đến sự thay đổi hệ vi sinh đường ruột, cụ thể là một số chủng vi khuẩn chiếm ưu thế hơn các chủng khác.

Ảnh hưởng của chế độ ăn thể hiện rõ nét nhất khi so sánh hệ vi sinh đường ruột ở trẻ bú mẹ so với trẻ bú sữa công thức: Trẻ bú mẹ hoàn toàn có mức độ phong phú Bifidobacterium hơn hẳn so với trẻ bú sữa bột. Bên cạnh đó những người tiêu thụ nhiều đạm động vật sẽ có sự khác biệt trong tỉ lệ các chủng khuẩn so với những người tiêu thụ nhiều chât xơ và trái cây.

4.3. Sử dụng thuốc kháng sinh

Khi vật chủ sử dụng thuốc kháng sinh, hệ vi sinh vật  trải qua những thay đổi nhanh chóng trong cấu trúc của nó, tùy thuộc vào loại kháng sinh và tần suất sử dụng. Kết quả là sự rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột, mất cân bằng trong hệ vi sinh vật, do đó làm suy giảm chức năng của nó. Tác động của kháng sinh lên hệ vi sinh đường ruột có thể là ngắn hạn hoặc dài hạn.

5. Gut Microbiome: Probiotics và Prebiotics:

5.1. Probiotics:

Probiotics là các vi khuẩn sống, có lợi cho sức khỏe của con người.

Vai trò của Probiotics:

  • Khi có các tác nhân gây hại có khả năng gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể như nấm mốc, virus… chúng phải bám vào bất cứ một tế bào nào trước khi bắt đầu gây bệnh. Lúc này này hệ thống miễn dịch sẽ được kích hoạt, dẫn đến phản ứng viêm biểu hiện ở sốt, ho, sổ mũi, tiêu chảy,… Nếu mầm bệnh không bám vào được tế bào, thì quá trình trên không xảy ra.
  • Lợi khuẩn thực chất là vi khuẩn, nên chúng cũng sẽ bám vào tế bào cũng như các mầm bệnh. Vì vậy khi lợi khuẩn bám vào tế bào, các mềm bệnh ít có cơ hội “dành chỗ”, nhờ đó lợi khuẩn đường ruột giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị lây nhiễm các bệnh do bên ngoài đưa vào.

Một số thực phẩm giàu Probiotics:

  • Sữa chua: chứa nhóm lợi khuẩn Lactobacillus Bulgaricus giúp cân bằng hệ tiêu hóa và cải thiện các vấn đề như tiêu chảy, táo bón.
  • Dưa cải chua: chứa nhóm Lactobacillus Plantarum  đóng vai trò quan trọng với hệ miễn dịch.

5.2. Prebiotics:

Prebiotics là những phần không tiêu hóa được của các loại rau, củ, trái cây. Do đó chúng được đẩy vào đại tràng và ở đây xảy ra quá trình lên men.

Vai trò của Prebiotics:

  • Quá trình lên men những phần thức ăn không tiêu hóa được tại đài tràng sẽ tạo ra các lợi khuẩn.
  • Prebiotics là thức ăn của chính các Probiotics, quá trình lên men giúp tổng hợp các acid béo chuỗi ngắn (SCFA). Nếu thiếu hụt SCFA sẽ dẫn đến ít lợi khuẩn và nhiều hại khuẩn.

Một số thực phẩm chứa Prebiotics tốt nhất:

  • Tỏi : chứa nhiều Inulin-là chất xơ thiết yếu dùng làm thức ăn cho nhóm lợi khuẩn quan trọng như Bifidobacteria tạo ra Acid Lactic và Acetic tiêu diệt nấm mốc, đồng thời sản xuất kháng thể IgA cho hệ miễn dịch.
  • Măng tây : chứa Inulin sản sinh ra Butyric Acid và Propionate. Propionate có vai trò sản xuất GLP-1 là hormone phát tín hiệu no, cắt cơn đói.

6. Kết luận của DA101 về Gut Microbiome

Gut Microbiome là lĩnh vực rất rộng và đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu nhiều trong những thập kỉ qua vì nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của con người. Bài viết này chỉ đang khai thác vài điểm cơ bản nhất và DA101 hứa hẹn sẽ có thêm những bài viết khác về chủ đề thú vị này nhé.

Reference:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4528021/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7589951

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4566439/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4290017/
———–

Website: www.da101.org

Instagram: DA101.OFFICIAL

Facebook: DA101

Phân tích thành phần mỹ phẩm: INGREDIENT ANALYZER

Tạo Routine: Hướng dẫn tạo Routine Chăm sóc da trên Website DA101