Mụn nấm men thường bị nhầm lẫn với mụn trứng cá thông thường. Thực tế, loại mụn này rất khó phân biệt hay nhận ra ngoại trừ các chuyên gia da liễu hoặc khi thực hiện xét nghiệm y khoa.

Cùng DA101 tìm hiểu về vấn đề này nhé!

1. Mụn nấm men (Fungal Acne)

1.1 Mụn nấm men 

Mụn nấm men (Fungal Acne) có tên khoa học Malassezia hay Pityrosporum, thường bị nhầm lẫn với các loại mụn trứng cá thường gặp như: mụn ẩn, mụn đầu trắng hoặc có khi là mụn viêm. Bản chất của mụn nấm men không phải là mụn mà nó được liệt vào nhóm bệnh viêm nang lông. 

Mụn nấm men khá khó phân biệt. Thông thường khi nặn chúng ra sẽ thấy một loại dịch đặc và trắng, không phải là nhân mụn chúng ta thường thấy. 

Chúng thường tập trung ở các vùng trán, má, rìa mặt, cằm vì những khu vực này thường đổ nhiều mồ hôi, đặc biệt là mùa nắng nóng. 

1.2 Các minh chứng khoa học

Trong nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng khoảng 92% dân số thế giới tồn tại nấm trên da. Mức độ phổ biến của chúng cao nhất ở những nơi có nhiệt độ và độ ẩm cao. 

Một số chuyên gia đã đưa ra báo cáo 6 bệnh nhân thực hiện nghiên cứu và chữa trị. Trong quá trình thực hiện, cho thấy mức độ tiến triển như sau: 3 người có cải thiện rõ rệt, 1 người cải thiện ở mức bình thường, 1 người cải thiện chậm và người cuối cùng không có cải thiện gì. 

Bệnh nhân không cải thiện là một vận động viên thường xuyên đổ mồ hôi, vì vậy cơ thể họ tạo điều kiện cho loại nấm này phát triển. 

Suốt quá trình điều trị và phục hồi, những bệnh nhân được điều trị bằng đường bôi thoa chỉ cải thiện tầm 25%, ngược lại điều trị bằng đường uống lại cải thiện đến 75%. 

Tuy nhiên, những bệnh nhân vừa được điều trị bằng đường thoa và đường uống chỉ cải thiện ở mức 75%. 

Mụn nấm men

Khi điều trị mụn nấm men, bệnh nhân cần theo dõi và đặc biệt các sản phẩm dưỡng da cần được lựa chọn kỹ càng nhằm tránh tạo môi trường cho nấm phát triển mạnh. Quan trọng nhất vẫn là vệ sinh cơ thể kỹ lưỡng, không dùng chung đồ dùng với người khác. 

Đặc biệt, khi có những biểu hiện nghi ngờ bị mụn nấm men, các bạn nên đến cơ sở y tế để làm xét nghiệm và được tư vấn cách chữa trị nhé! 

2. Cơ chế hoạt động của mụn nấm men

Mụn nấm men được sinh ra bởi nấm Malassezia, cơ chế hoạt động của nó khác với các loại mụn trứng cá thông thường. 

Loại nấm này tấn công vào lỗ chân lông và gây viêm nang lông trên da. Do đó, chúng không thể điều trị bằng phương thức điều trị mụn thông thường. 

Mụn nấm men rất nguy hiểm, khả năng lây lan rất nhanh và dễ ảnh hưởng đến các vùng da khác. Sự lây lan của nó còn đáng sợ hơn cả mụn trứng cá vì mức độ sản sinh của vi nấm rất mạnh mẽ, đặc biệt có thể lây từ người này sang người khác. 

Mụn nấm men có thể gây nên vết thâm và sẹo sau khi khỏi hẳn. Quan trọng là chúng có nguy cơ tái phát rất cao.  

3. Nguyên nhân gây ra mụn nấm men

Một số tác động từ môi trường và nội tiết tố sẽ kích thích sự phát triển của nấm viêm. Thời tiết nóng ẩm, dễ đổ mồ hôi chính là môi trường dễ gây mụn nấm men. Bên cạnh đó, nấm Malassezia tồn tại nhờ hấp thụ lipids. Vì thế, da nhờn ẩm chính là môi trường sống lý tưởng cho nấm. 

Loại nấm này cũng được xem là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý về da như: vảy nến, viêm da tiết bã, gàu, lang ben. Một số sản phẩm hỗ trợ trị gàu như Nizoral và lang ben có thể loại bỏ được nấm Malassezia.

Một số nguyên nhân gây ra mụn nấm men (Fungal Acne):

  • Mặc quần áo quá chật khiến da “khó thở” gây đổ mồ hôi.
  • Không thay quần áo và vệ sinh cơ thể sau khi tập luyện thể thao.
  • Da bị tắc nghẽn, tăng tiết bã nhờn.
  • Rối loạn lo âu, căng thẳng mệt mỏi, stress
  • Sử dụng thuốc kháng sinh gây mất cân bằng
  • Thay đổi môi trường, thói quen sinh hoạt
  • Suy giảm miễn dịch. 

4. Phân biệt mụn nấm men 

Các triệu chứng phổ biến thường gặp là nổi mụn, sưng đỏ, viêm và ngứa da. Ngoài ra, trường hợp khác chỉ xuất hiện mụn ẩn và không hề triệu chứng ngứa đỏ. Mụn nấm men thường mọc theo vùng.

Mụn nấm men

5. Phương pháp điều trị

Khi nghi ngờ những triệu chứng có liên quan tới mụn nấm men, nên đi tới bệnh viện để xét nghiệm và được bác sĩ kê thuốc để điều trị. Mụn nấm men sẽ được điều trị hiệu quả hơn khi kết hợp đường uống và đường bôi. 

Bên cạnh đó nên dùng các sản phẩm dưỡng da có chứa những hoạt chất kháng viêm, kháng nấm để kết hợp trong quá trình điều trị. 

5.1 Khuyến cáo

  • Do khả năng gây độc cho gan, thuốc chống nấm đường uống được chống chỉ định ở những bệnh nhân bị bệnh gan và việc kiểm tra chức năng gan được khuyến cáo khi muốn sử dụng lâu dài. 
  • Bệnh nhân nên được thăm khám 2–3 tháng sau khi bắt đầu điều trị mụn nấm men (Malassezia), để xác định liệu pháp đó có hiệu quả hay không và kiểm tra các xét nghiệm chức năng gan nếu đã sử dụng thuốc kháng nấm đường uống.
  • Các tác dụng phụ liên quan đến thuốc kháng nấm đường uống bao gồm buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng và nhiễm độc gan.
  • Không nên sử dụng các loại thuốc kháng sinh vì có thể dẫn đến tình trạng tệ hơn, gây nên sự phát triển quá mức của nấm men. 
  • Quần áo và các sản phẩm bôi ngoài da, chẳng hạn như vật dụng trang điểm, kem dưỡng da hoặc kem chống nắng cũng có thể thúc đẩy bùng phát.

5.2 Các sản phẩm nên dùng

  • Sữa rửa mặt dịu nhẹ hoặc có chứa BHA
  • Kem dưỡng nền nước (có thể dùng hoặc không tùy thuộc vào thời tiết để cung cấp đủ độ ẩm cho da).
  • Bên cạnh đó kết hợp cùng các loại thuốc bôi được bác sĩ kê. 

Mụn nấm men

6. Kết luận

Mụn nấm men (Fungal Acne) thường bị nhầm lẫn với mụn trứng cá nên có thể gây ra việc điều trị sai phác đồ và dẫn đến mụn càng trầm trọng hơn. Cho nên khi có những triệu chứng hoặc tình trạng mụn không thuyên giảm nên đến cơ sở da liễu để có thể xét nghiệm cho ra kết quả chính xác nhất. 

Không nên tự ý lấy nhân mụn, vì như vậy có thể lây lan ra nhanh hơn và khó kiểm soát. Đặc biệt đối những vật dụng không được vệ sinh kĩ thì khi dùng chung vẫn lây lan sang người khác. 

Tìm hiểu thêm về các chủ đề Mụn khác: https://da101.org/tag/mun

Reference

1. Weary PE, Russell CM, Butler HK, et al. Acneform eruption resulting from antibiotic administration. Arch Dermatol. 1969;100:179–183. 
2. Ayers K, Sweeney SM, Wiss K. Pityrosporum folliculitis: diagnosis and management in six female adolescents with acne vulgaris. Arch Pediatr Adolesc Med. 2005;159:64–67.
3. Gaitanis G, Velegraki A, Mayser P, et al. Skin diseases associated with Malassezia yeasts: facts and controversies. Clin Dermatol. 2013;31:455–463.
4. Potter BS, Burgoon CF, Johnson WC. Pityrosporum folliculitis. Report of seven cases and review of the Pityrosporum organism. Arch Dermatol. 1973;107:388–391.
5. Yu HJ, Lee SK, Son SJ, et al. Steroid acne vs Pityrosporum folliculitis: the incidence of Pityrosporum ovale and the effect of antifungal drugs in steroid acne. Int J Dermatol. 1998;37:772–777. 
6. Abdel-Razek M, Fadaly G, Abdel-Raheim M, et al. Pityrosporum (Malassezia) folliculitis in Saudi Arabia: diagnosis and therapeutic trials. Clin Exp Dermatol. 1995;20:406–409.
7. Erchiga VC, Florencio VD. Malassezia species in skin diseases. Curr Opin Infect Dis. 2002;15:133–142.
8. Hill MK, Goodfield MJ, Rodgers FG, et al. Skin surface electron microscopy in Pityrosporum folliculitis: the role of follicular occlusion in disease and the response to oral ketoconazole. Arch Dermatol. 1990;126:1071–1074.
9. Poli F Differential diagnosis of facial acne on black skin. Int J Dermatol. 2012;51(Sl):24–26. 
10. Durdu M, Guran M, Ilkit M. Epidemiological characteristics of Malassezia folliculitis and use of the May-Grunwald-Giemsa stain to diagnose the infection. Diagn Microbiol Infect Dis. 2013
11. Ljubojevic S, Skerley M, Lipozencic J, et al. The role of Malassezia furfur in dermatology. Clin Dermatol. 2002;20:179–182. 
12. Marcon MJ, Powell DA. Human infections due to. Malassezia spp. Clin Microbiol Rev. 1992;5:101–119. 
13. Parsad D, Saini R, Negi KS. Short-term treatment of Pityrosporurm folliculitis: a double blind placebo-controlled study. J Eur Acad Dermatol Venereol. 1998;11(2):188–190. 
14. Alves EV, Martins JE, Ribeiro EB, et al. Pityrosporurm folliculitis: renal transplantation case report. J Dermatol. 2000;27:49–51. 
15. Katoh T, Irimajiri J. Pityriasis versicolor and Malassezia folliculitis. Nippon Ishinkin Gakkai Zasshi. 1999;40:69–71. 
16. Back 0, Faergemann J, Hornqvist R. Pityrosporurm folliculitis: a common disease of the young and middle aged. J Am Acad Dermatol. 1985;12:56–61.
17. Hurwitz RM. Steroid acne. J Am Acad Dermatol. 1989;21:1179–1181. 
18. McGinley KJ, Leyden JJ, Marples RR. Quantitative microbiology of the scalp in non-dandruff, dandruff and seborrheic dermatitis. ■J Invest Dermatol. 1975;64:401–405. 
19. Gupta AK, Batra R, Bluhm R, et al. Skin diseases associated with Malassezia species. J Am Acad Dermatol. 2004;51(5):785–798. 
20. Rupke SJ. Fungal skin disorders. Prim Care. 2000;27:407–421. 
21. Lee JW, Lee HI, Kim MN, et al. Topical photodynamic therapy with methyl aminolevulinate may be an alternative therapeutic option for the recalcitrant Malassezia folliculitis. Int J Dermatol. 2011;50:485–496. 
22. Marques SA, Pires de Camargo RM, Marques MEA, et al. Exuberant clinical presentation of probable Malassezia folliculitis in a young nonimmunosuppressed patient. An Bras Dermatol. 2012;87(3):459–462. 
23. Nakabayashi A, Sei Y, Guillot J. Identification of Malassezia species isolated from patients with seborrheic dermatitis, atopic dermatitis, pityriasis versicolor and normal subjects. Med Mycol. 2000;38:337–341. 
24. Faergemann J. In vitro and in vivo activities of ketoconazole and itraconazole against Pityrosporurm orbiculare. Antimicrob Agents Chemother. 1984;26:773–774.
25. Caputo R, Barbareschi M. Itraconazole: new horizons. G Ital Dermatol Venereol. 2002;137:1–7. 
26. Lee JW, Kim BJ, Kim MN. Photodynamic therapy: new treatment for recalcitrant. Malassezia. folliculitis. Laser Surg Med. 2010 ;42: 192-196. 
27. Smijs TG, van der Haas RN, Lugtenburg J, et al. Photodynamic treatment of the dermatophyte Trichophyton rubrum and its microconidia with prophyrin photosensitizers. Photochem Photobiol. 2004;80:197–202. 
28. Horn M, Wolf P. Topical methyl aminolevulinate photodynamic therapy for the treatment of folliculitis. Photodermatol Photoimmunol Photomed. 2007;23:145–147.

————

Website: www.da101.org

Instagram: DA101.OFFICIAL

Facebook: DA101

Phân tích thành phần mỹ phẩm: INGREDIENT ANALYZER

Tạo Routine: Hướng dẫn tạo Routine Chăm sóc da trên Website DA101