Skin Microbiome – hệ khuẩn da cùng với hệ khuẩn ruột là khái niệm gần đây được nhắc tới trên nhiều diễn đàn vì càng ngày chúng ta càng quan tâm hơn tới sức khỏe làn da, và sự ổn định của hệ tiêu hóa. Nếu bạn là người bị mụn viêm lâu năm đã thử nhiều hoạt chất dành cho da mụn mà không thuyên giảm hoặc tái đi tái lại thì cần cân nhắc nguyên nhân tới từ Skin Microbiome – hệ khuẩn trên da. Trong bài viết này chúng mình cùng tìm hiểu về Skin Microbiome – hệ sinh thái vi sinh vật trên da nhé.

1. Skin Microbiome là gì?

Skin Microbiome - Hệ sinh thái vi sinh vật trên da

Skin Microbiome là khái niệm để chỉ tập hợp các loại khuẩn và nấm sống trên da và dưới lỗ chân lông, có thể có hại hoặc có lợi trên da, quần thể này tạo thành thảm sinh thái vi sinh vật. Hệ sinh thái này có nhiệm vụ làm lá chắn miễn dịch giúp chống lại các tác nhân ngoại lai xâm nhập vào cơ thể và có thể kích hoạt hệ thống viêm trên da. Khi hệ sinh thái này cân bằng chúng ta sẽ có làn da khỏe mạnh, nhưng nếu vì lí do nào đó khiến sự cân bằng mất đi sẽ gây ra các vấn đề như tổn thương da, lão hóa da…

Tùy lượng lipid trên từng vùng da và việc tiếp xúc thường xuyên hay không với ánh nắng mặt trời hay các chất tẩy rửa, hệ khuẩn sẽ phân bố khác nhau. Hệ sinh thái này gồm lợi và hại khuẩn nhưng một số loại  vừa có lợi đồng thời cũng vừa có hại, tùy theo loại da, vấn đề da và số lượng của chủng khuẩn đó trên da.

Chẳng hạn : S. epidermidis thì thải ra Succinic acid, có tác dụng diệt khuẩn C. Acnes mạnh mẽ.

Trong khi đó, với da mụn thì các chủng khuẩn  C. granulosum C. Acnes tăng mạnh, thậm chí cả các chủng nấm Malassezia.

Số lượng và tỉ lệ các loại khuẩn trên da người sẽ thay đổi theo tuổi tác và các yếu tố đến từ bên ngoài như khí hậu, sử dụng chất tẩy rửa, sử dụng thuốc như kháng sinh. Làn da khỏe thường sẽ có lượng khuẩn ổn định và cân bằng

2. Skin Microbiome và mỹ phẩm lợi khuẩn

Hiện nay có nhiều hãng mỹ phẩm trong và ngoài nước tung ra thị trường các sản phẩm được dán nhãn là “chứa lợi khuẩn”. Về lý thuyết chúng tốt cho da, giúp giảm mụn, giảm viêm và chống lão hóa tuy nhiên trên thực tế, chủ yếu các sản phẩm này vẫn chỉ dừng lại ở “Marketing” vì nhiều lí do.

Chúng ta có thể chia sản phẩm chứa lợi khuẩn làm ba loại: Probiotics, Prebiotics và Postbiotics.

  • Prebiotics: là các sản phẩm chứa thành phần lợi khuẩn có trong dung dịch nuôi khuẩn  bacterial cell lysates- là thành phần chứa sản phẩm của quá trình nuôi khuẩn, chúng bao gồm xác các tế bào khuẩn đã chết. Prebiotics chính là thức ăn của vi khuẩn và có tác dụng nuôi dưỡng và làm phong phú hệ sinh thái vi sinh vật. Nói cách khác, sản phẩm chứa Prebiotics có tác dụng “nuôi” các vi khuẩn tốt trên da, nhờ đó hỗ trợ làm da khỏe và cân bằng. Tuy nhiên cần lưu ý là thức ăn này cũng có thể nuôi các con khuẩn và nấm có hại cho da, điển hình là nấm gây mụn nấm men: Malassezia
  • Probitics: là khuẩn còn sống, thường gặp trong các thực phẩm lên men như sữa chua, kefir, trà kombucha và dưa cải bắp. Các vi khuẩn  được sử dụng nhiều nhất trong các sản phẩm chăm sóc da chứa probiotics gồm vi khuẩn propionic acid từ sữa, lactobacillus và bifidobacterium. Tuy nhiên với các quy định về tiêu chuẩn vi khuẩn, nấm mốc được tồn tại trong mỹ phẩm (chỉ được 100 – 1000CFU/ml) thì khả năng mỹ phẩm chứa Probiotics là rất khó thực hiện. Ngoài ra, phải đảm bảo được số lượng gần như không đổi của probiotics khi đóng gói cho tới lúc bôi, gần như bất khả thi tính tới thời điểm hiện tại. Bên cạnh đó Probiotics trong mỹ phẩm gần như bất khả thi vì  mỹ phẩm vốn phải có lượng chất bảo quản đủ mạnh để đảm bảo sản phẩm tồn tại được nhiều tháng sau khi mở nắp sử dụng.
  • Postbiotics: cũng là các thành phần không có sự sống, có thể là xác hoặc các dịch tiết ra của khuẩn, có tác dụng tốt cho hệ sinh thái khuẩn trên da. Một sản phẩm chứa Postbiotic khi nó chứa các enzymes, peptides, muropeptide phái sinh từ peptidoglycan, polysaccharides, các acids hữu cơ.

Một điềucần lưu ý ở đây là các mỹ phẩm được dán nhãn “Microbiome Friendly” có thể không hề chứa biotics mà chúng chỉ chứa các thành phần ít hoặc không gây tổn hại quá nhiều tới hệ vi sinh vật trên da, ít gây hại màng bảo vệ da như chất tẩy rửa quá mạnh hoặc chất bảo quản bao gồm: Sulfate, phenoxyethanol, MIT/MCT….

3. Skin Microbiome: Các loại biotics phổ biến

Hiện nay các loại biotics được sử dụng nhiều nhất là từ các loại đường, protein, chiết xuất tạo thức ăn cho khuẩn, dịch chiết, xác khuẩn:

  • Bifida ferment lysate
  • Lactococcus ferment lysate
  • Lactobacillus ferment

4. Skin Microbiome và vấn đề da mụn

Nhiều nghiên cứu chứng minh các loại khuẩn có khả năng hỗ trợ điều trị và làm giảm mụn viêm và mụn ẩn. Staphylococcus epidermidisLactococcusLactobacillus, and 1 số chủng Streptococcus là một số khuẩn cộng sinh có khả năng ngăn chặn sự sinh sôi của C. Acnes bằng cách tạo  ra các chất diệt khuẩn. C. Acnes là các chủng khuẩn có khả năng gây mụn viêm, tùy vào chủng và số lượng tăng trưởng của nó. Một nghiên cứu về phân bổ các chủng C. Acnes trên da thường và da mụn cho thấy tầm quan trọng của chủng C. Acnes IA1, IB và III.

We couldn't find any internal links in your content
Biểu đồ phân bổ các chủng C.Acnes trên da khỏe và da mụn [2]

 

We couldn't find any internal links in your content

 

Staphylococcus aureus (là loại khuẩn gram dương, hình cầu). Nghiên cứu cho thấy bệnh viêm da cơ địa  (Atopic Dermatitis) liên quan đến số lượng khuẩn này. Những bệnh nhân bị viêm da cơ địa  thường có rất nhiều khuẩn S. Aures nhưng khi đang điều trị thì số lượng khuẩn này giảm rất mạnh. S. Aures tăng trở lại 1 phần sau khi bệnh nhân điều trị thành công. [5]

S. Aureus luôn tồn tại trên bề mặt da, do đó việc tiêu diệt hoàn toàn chủng khuẩn này là không thể. Ngoài ra, chúng luôn tồn tại ở xung quanh ta như điện thoại, đồ ăn, vỏ gối, chăn .v.v. Để hạn chế nguy cơ bùng mụn viêm thì việc kiểm soát không cho S. Aureus phát triển quá mạnh mẽ là cần thiết.

Tuy nhiên điều này khá khó khăn ở Việt Nam, đặc biệt là các thành phố lớn đông đúc hoặc những vùng thiếu nước sạch sinh hoạt, khi chất lượng nước thường xuyên không đảm bảo, luôn có nguy cơ nhiễm S. Aureus. Đây có thể là lí do khiến nhiều người bị nổi mụn thay đổi môi trường sống nơi có nguồn nước không đảm bảo.

Một nghiên cứu khác khi bôi sản phẩm chứa 3 chủng Lactobacillus khác nhau lên bệnh nhân có mụn vừa cho  kết quả rất khả quan. Số lượng mụn và mụn viêm giảm đáng kể sau 2 tháng sử dụng. [6]

Mụn lưng cũng có thể giảm đáng kể khi sử dụng men Lactobacillus rhamnosus trong 12 tuần. [7]

5. Skin Microbiome và việc cải thiện màng bảo vệ da

Màng bảo vệ da  có thể bị ảnh hưởng bởi các hệ vi sinh vật trên da. Cụ thể là P. acnes and S. epidermidis có thể tạo ra các lớp biofilm làm chậm quá trình hồi phục màng, ngăn cản tốc độ liền thương, thậm chí còn cản trở tác dụng của thuốc kháng sinh… [8]

Vi sinh vật cản trở tốc độ phục hồi daVi sinh vật cản trở phục hồi daVi sinh vật cản trở tốc độ phục hồi daVi sinh vật cản trở phục hồi daChủng S. Aures còn tiết ra 1 loại protein làm cản trở tốc độ phục hồi da. Vi sinh vật cản trở tốc độ phục hồi da

Vi sinh vật cản trở tốc độ phục hồi daNghiên cứu cho thấy Lactobacillus paracasei giúp cải thiện và phục hồi màng bảo vệ da tốt hơn [10] . Nếu bạn đang gặp tình trạng mụn bôi mãi không dứt, có thể thử uống các loại men chuyên hỗ trợ tiêu hóa như Lactobacillus paracasei và Lactobacillus Acidophilus.

6. Kết luận của DA101 về Skin Microbiome

Hệ sinh thái vi sinh vật trên da có liên quan mật thiết tới sức khỏe làn da và vì vậy cần được quan tâm đúng mức. Chăm sóc da bằng mĩ phẩm chứa “lợi khuẩn” cùng với xây dựng những thói quen sinh hoạt lành mạnh giúp hệ sinh thái này cân bằng, ổn định sẽ giúp hỗ trợ giải quyết được các vấn đề về mụn, chống lão hóa.

Reference:

[1]https://journals.lww.com/plasreconsurg/Fulltext/2021/01002/Temporal_Variation_of_the_Facial_Skin_Microbiome_.10.aspx

[2] https://physoc.onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1113/JP271638

[3] https://link.springer.com/article/10.1007/s40257-020-00531-1#Fig1

[5] Deleuran M, Thaçi D, Beck LA, et al. Dupilumab shows long-term safety and efficacy in patients with moderate to severe atopic dermatitis enrolled in a phase 3 open-label extension study. J Am Acad Dermatol. 2019;82(2): 377-78.

[6] Lebeer S, Oerlemans E, Claes I, et al. Topical cream with live lactobacilli modulates the skin microbiome and reduce acne symptoms. bioRxiv. 2018. doi:10.1101/463307

[8] Barnard, E. and Li, H. (2017), Shaping of cutaneous function by encounters with commensals. J Physiol, 595: 437-450. https://doi.org/10.1113/JP271638

[10] Gueniche A, Philippe D, Bastien P, et al. Randomised double-blind placebo-controlled study of the effect of Lactobacillus paracasei NCC 2461 on skin reactivity. Benef Microbes. 2014;5(2):137-145. doi:10.3920/BM2013.0001

[9] Rocha MA, Bagatin E. Skin barrier and microbiome in acne. Arch Dermatol Res. 2018 Apr;310(3):181-185. doi: 10.1007/s00403-017-1795-3. Epub 2017 Nov 17. PMID: 29147769.

[7] Fabbrocini G, Bertona M, Picazo Ó, Pareja-Galeano H, Monfrecola G, Emanuele E. Supplementation with Lactobacillus rhamnosus SP1 normalises skin expression of genes implicated in insulin signalling and improves adult acne. Benef Microbes. 2016;7(5):625-630. doi:10.3920/BM2016.0089
———–

Website: www.da101.org

Instagram: DA101.OFFICIAL

Facebook: DA101

Phân tích thành phần mỹ phẩm: INGREDIENT ANALYZER

Tạo Routine: Hướng dẫn tạo Routine Chăm sóc da trên Website DA101