Lão hoá da là quá trình tự nhiên của cơ thể, quá trình này sẽ bắt đầu diễn ra từ khi chúng ta được sinh ra. Chúng mình đều biết da là bộ phận lớn nhất của cơ thể, và vì thế biểu hiện tuổi tác, lão hoá sẽ trở nên rõ rệt hơn, dễ nhìn hơn từ bên ngoài khi chúng ta bắt đầu lớn tuổi. 

Muốn hiểu hơn về lão hoá da thì hãy kéo xuống phía dưới nhé!

1. Lão hoá da là gì?

Da là hàng rào ngăn cách cơ thể với môi trường bên ngoài. Bên cạnh việc bảo vệ cơ thể không bị mất nước hay nhiễm khuẩn, nó còn có một vai trò quan trọng về mặt thẩm mỹ (da đẹp, da trắng sáng hay các đặc điểm khác).

Lão hoá da sẽ biểu hiện rõ rệt và dễ nhận thấy nhất, điển hình là các dấu hiệu như: vết chân chim, đồi mồi, tăng sắc tố, tàn nhang, nếp nhăn, chảy xệ mất độ đàn hồi,… 

Lão hoá da là gì?

Lão hóa da là một quá trình thay đổi sinh lý theo thời gian. Lão hoá được giải thích xuất phát từ những nguyên nhân gồm lý thuyết về sự lão hóa của tế bào, giảm khả năng sửa chữa DNA của tế bào và mất các telomere,… 

Vì thế, con người đặc biệt là chị em phụ nữ luôn tìm những phương thức khác nhau như trong uống ngoài bôi, xâm lấn… để ngăn chặn hay làm chậm lại quá trình lão hoá và không ngại bỏ ra chi phí không nhỏ để đạt được mong muốn này.. 

2. Cơ chế lão hoá da

Khi quá trình lão hóa da diễn ra, lớp hạ bì sẽ trải qua những thay đổi đáng kể. Collagen là một thành phần chính của ECM, chúng trở nên phân mảnh và phân bố rời rạc hơn, số lượng giảm đi nhiều hơn. 

Nguyên nhân do sự gia tăng hoạt động của các Metalloproteinase nền và sự suy giảm tín hiệu tăng trưởng biến đổi-β, gây ra bởi các loại oxy phản ứng được tạo ra. Việc giảm lượng collagen sẽ cản trở sự tương tác cơ học giữa nguyên bào sợi và ECM. 

Điều này dẫn đến sự suy giảm chức năng của nguyên bào sợi và giảm lượng collagen ở da. Các thành phần ECM khác – bao gồm sợi đàn hồi, glycosan lycans (GAGs) và proteoglycans (PGs) cũng có thay đổi trong quá trình lão hóa da.

Kết quả của chuỗi trên là làm giảm số lượng các thành phần chức năng. Các sợi đàn hồi cũng sẽ giảm rõ rệt khi chúng ta lớn tuổi và gây ảnh hưởng thẩm mỹ làn da

3. Nguyên nhân gây lão hoá da

3.1 Lão hoá da bên ngoài

Các nguyên nhân gây lão hoá từ bên ngoài đa phần đều từ yếu tố môi trường như ô nhiễm không khí, hút thuốc, chế độ dinh dưỡng kém và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Từ những nguyên nhân đó, các dấu hiệu của tuổi tác sẽ xuất hiện như nếp nhăn, da kém độ đàn hồi, lỏng lẻo và bề mặt thô ráp. 

Đáng chú ý, tiếp xúc lâu dài với tia cực tím từ mặt trời (tia UV) là nguyên nhân chính dẫn đến lão hoá và các vấn đề khác trên da và trầm trọng hơn là các bệnh lý về da như  như bệnh ung thư da, da bị cháy,…

Bởi vậy dùng kem chống nắng hàng ngày là điều tối quan trọng giúp chống lão hóa.

3.2 Lão hoá da bên trong

Đối với làn da có tuổi, những thay đổi đáng chú ý nhất xảy ra ở lớp tế bào đáy. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh khi một người già đi, sự tăng sinh của các tế bào ở  các lớp da bị giảm đi. 

Sau đó, lớp biểu bì trở nên mỏng hơn, diện tích bề mặt tiếp xúc giữa lớp hạ bì và lớp biểu bì sẽ giảm, dẫn đến bề mặt trao đổi hẹp hơn trong quá trình đưa dưỡng chất cho lớp biểu bì và khả năng tăng sinh tế bào đáy sẽ tiếp tục bị suy yếu. 

Quá trình giảm khả năng tăng sinh của các tế bào bao gồm tế bào sừng, nguyên bào sợi và tế bào hắc tố được gọi là quá trình lão hóa tế bào. 

Nguyên do bao gồm giảm khả năng sửa chữa DNA của tế bào, mất các Telomere, stress oxy hóa, tăng tần số bất thường của nhiễm sắc thể, giảm lượng đường,… 

4. Các phương pháp chống lão hoá da hiện nay

4.1 Các sản phẩm bôi thoa

Lão hoá da là gì?

Trên thị trường hiện này có muôn vàn các sản phẩm mĩ phẩm “cộp mác” chống lão hóa. Chúng được nghiên cứu và điều chế từ những sản phẩm cơ bản đến sản phẩm đặc trị và bảo vệ da nhằm làm chậm sự xuất hiện của các dấu hiệu chống lão hóa. 

Ngoại trừ các sản phẩm làm sạch, các sản phẩm chuyên về đặc trị, nuôi dưỡng làn da sắp và đang lão hoá có chi phí khá cao. 

Điển hình như Retinol, Peptide, Đồng, các loại acids,… là những sản phẩm thấy trong các routine trẻ hoá. 

Tuy nhiên, không phải đợi đến lúc da đã lão hoá thì mới bắt đầu sử dụng. Mà chúng ta phải “chuẩn bị” từ trước để quy trình lão hoá diễn ra chậm hơn, kéo dài được sự trẻ trung của làn da. 

4.2 Phương pháp cải thiện bằng hoạt chất

Lão hoá da là gì?

Hiện nay chắc các bạn cũng không quá xa lạ gì với phương pháp Chemical Peel với tiêm Mesotherapy. 

Đây là một trong những phương pháp điều trị lão hóa da mang đến hiệu quả khá cao và cũng gọi là ít xâm lấn nhất. 

Tuy nhiên, ở những phương pháp này cần duy trì bằng cách kết hợp các sản phẩm tại nhà để mang đến hiệu quả tối ưu hơn. 

4.3 Phương pháp xâm lấn

Lão hoá da là gì?

Nói đến xâm lấn là sẽ có “đau đớn”, “máu me”, cộng thêm mất nhiều thời gian và chi phí để thực hiện điều trị và phục hồi.

Các liệu trình như lăn kim, phi kim, sử dụng Laser hay Hifu,… là những phương pháp xâm lấn, đem lại cải thiện rõ rệt và hiệu quả lâu dài.

Tuy nhiên, không có phương pháp nào có thể cải thiện các vấn đề da của bạn trở lại thời “nguyên thuỷ”, hồi phục 100% cả. Nếu có thể lên đến 80% thì thật sự rất tuyệt vời rồi. 

Các bạn nên sử dụng các sản phẩm tại nhà để tăng thêm hiệu quả sau khi thực hiện liệu trình xâm lấn và duy trì được làn da tốt nhất có thể nhé!

5. Kết luận

Lão hoá da là vấn đề luôn được quan tâm từ Đông Tây Kim Cổ. Khi chúng ta càng lớn tuổi, sự lão hoá sẽ đến nhiều hơn. Do đó, chúng ta phải đặc biệt quan tâm đến cơ thể mình từ bên trong lẫn bên ngoài, “Prevention is better than cure” nhé các bạn! 

————

Website: www.da101.org

Instagram: DA101.OFFICIAL

Facebook: DA101

Phân tích thành phần mỹ phẩm: INGREDIENT ANALYZER

Tạo Routine: Hướng dẫn tạo Routine Chăm sóc da trên Website DA101