Khi nói đến chống oxy hóa, Vitamin C là cái tên được nói đến nhiều nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dùng Vitamin C và ngoài ra còn có những hoạt chất khác cũng chống ô xi hóa mạnh mẽ, Ferulic Acid là một ví dụ. Nói cách khác, Ferulic Acid là một chất chống oxy hóa tốt mà lại an toàn dành cho những làn da không đáp ứng được Vitamin C.

Chúng ta cùng tìm hiểu về Ferulic Acid nhé!

1. Ferulic Acid là gì?

Ferulic Acid, hay còn gọi là Hydroxycinnamic Acid, một chất chống oxy hóa mạnh, ngăn chặn các gốc tự do hình thành bởi khói bụi, tia cực tím hoặc bức xạ hồng ngoại và các tác hại làm tăng tốc độ lão hóa da.

Ferulic Acid (FA) là một chất phytochemical thường được tìm thấy trong trái cây và rau quả như cà chua, bắp và cám gạo. Nó sinh ra từ quá trình chuyển hóa phenylalanin và tyrosin bằng con đường Shikimate trong thực vật.

Nhưng Ferulic Acid có thể được tạo trong phòng thí nghiệm nhằm đảm bảo an toàn, tính chất cũng như kiểm soát chất lượng hiệu quả. 

Đây là một chất chống oxy hóa, không phải là chất sửa chữa những tổn thương trên da, mà nó hoạt động như một lá chắn để bảo vệ, chống lại sự hình thành các gốc tự do. 

Trong y học, Ferulic Acid là một chất chống ung thư,bảo vệ gan và phổi, hỗ trợ hạ huyết áp, chống nhiễm trùng,… đặc biệt là chống bệnh đái đáo đường hiệu quả. Ferulic Acid đã được chứng minh là có đặc tính chống oxy hóa, giúp trung hòa các gốc tự do được tạo ra bởi Streptozotocin trong tuyến tụy và do đó làm giảm độc tính của Streptozotocin. Giảm oxy hóa hay độc tính trên tuyến tụy có thể giúp tế bào beta tăng sinh và tiết ra nhiều insulin hơn, có thể đã bị giảm do điều trị bằng streptozotocin. Sự tăng tiết insulin này có thể là m việc sử dụng glucose của các mô ngoài gan và do đó làm giảm mức glucose trong máu. 

Ferulic Acid là gì? Chất chống oxy hóa mạnh mẽ được ưa chuộng nhất hiện nay

2. Cơ chế hoạt động của Ferulic Acid

Nó có đặc tính chống oxy hóa nhờ nhóm Hydroxyl Phenolic trong cấu trúc. Các nhóm Hydroxyl và Phenoxy của Ferulic Acid bù các electron bị hụt nhờ đó  ngăn chặn sự hình thành các gốc tự do.

Ferulic Acid có vai trò bảo vệ các cấu trúc chính của da: tế bào sừng, nguyên bào sợi, collagen, elastin. Nó ức chế sự hình thành các hắc tố, tăng collagen và tăng tốc độ chữa lành vết thương. Nó được áp dụng rộng rãi trong các công thức sản phẩm chống oxy hóa như một chất bảo vệ da, làm trì hoãn quá trình hình thành melanin và làm sáng da. Tuy nhiên, Ferulic Acid bị hạn chế bởi nó xu hướng bị oxy hóa nhanh chóng, cho nên thường sẽ được đưa vào cùng các hoạt chất khác để làm chậm tốc độ oxy hóa của nó. 

3. Lợi ích của Ferulic Acid 

3.1 Chống oxy hóa mạnh mẽ

Với cơ chế như trên, Ferulic Acid thành công trong việc ức chế các Melanin trên bề mặt da, hạn chế gây sạm và chống lại các tác nhân gây lão hóa. Ngăn ngừa hình thành đốm nâu, nám sạm hoặc tàn nhang. 

3.2 Kháng viêm, kháng khuẩn

Các tổn thương trên bề mặt da có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm, làm bí tắc lỗ chân lông và hình thành nên mụn trứng cá. Do đó, Ferulic Acid sẽ ngăn chặn tình trạng bị oxy hóa trên da, tránh gây ra vấn đề viêm nhiễm khiến da trở nên yếu hơn. Đây là một lớp khiên chắn tuyệt vời cho làn da. 

3.3 Làm sáng da và đều màu

Ferulic Acid có tác dụng làm sáng da, giảm những vết thâm đen và làm đều màu da sau một thời gian sử dụng. Sẽ cực kỳ thích hợp với những ai không dùng được Vitamin C nhưng vẫn muốn dùng một thành phần có công dụng tương tự như Vitamin C.

Khi Ferulic Acid được điều chế cùng vitamin C và vitamin E, nó sẽ ổn định công thức và hoạt động đồng điệu để tăng gấp đôi bảo vệ da từ gấp 4- 8 lần.

Ferulic Acid là gì? Chất chống oxy hóa mạnh mẽ được ưa chuộng nhất hiện nay

3.4 Chống lão hóa

Thành phần này sẽ giúp da được bảo vệ khỏi các tác nhân gây lão hóa, khiến da xuất hiện các nếp nhăn và chảy xệ. Chống lại các gốc tự do làm da mất độ đàn hồi. Ferulic Acid là một trong các thành phần chống lão hóa hiệu quả và an toàn. 

4. Tác dụng phụ của Ferulic Acid 

Bất kỳ chất chống oxy hóa nào cũng có thể gây kích ứng, vì vậy không phải tất cả các chất chống oxy hóa đều là công thức phù hợp cho từng loại da. Nhưng vì Ferulic Acid thường được kết hợp với các thành phần chống oxy hóa khác nên rất khó xác định nguyên nhân gây ra kích ứng. 

Tuy Ferulic Acid lành tính, có độc tính cực thấp và đem lại nhiều chức năng hữu dụng nhưng những ai có làn da nhạy cảm vẫn nên test thử một vùng da nhé. 

5. Ferulic Acid sử dụng thế nào?

Các sản phẩm chứa Ferulic Acid đều rất dễ sử dụng, có thể dùng 1-2 lần trong một ngày. Tuy nhiên, tụi mình vẫn khuyến khích các bạn sử dụng vào buổi sáng kết hợp cùng kem chống nắng để tăng cường che chắn bảo vệ làn da. 

Nếu bạn có sử dụng treatment khác như AHA hoặc BHA thì hãy để chúng sử dụng vào buổi tối nhé. 

Ferulic Acid là gì? Chất chống oxy hóa mạnh mẽ được ưa chuộng nhất hiện nay

6. Kết luận

Ferulic Acid là một thành phần đáng trải nghiệm trong mọi routine. Nếu ai vẫn chưa thể dùng hoặc lo sợ về Vitamin C thì có thể tham khảo thành phần này trong các sản phẩm chống oxy hóa. 

Mong rằng bài viết này sẽ hỗ trợ được những thông tin bổ ích đến các bạn!

References

1. Soobrattee M.A., Neergheen V.S., Luximon-Ramma A., Aruoma O.I., Bahorun T. Phenolics as potential antioxidant therapeutic agents: Mechanism and actions. Mutat. Res. 2005;579:200–213. 
2. Luximon-Ramma A., Bahorun T., Crozier A., Zbarsky V., Datla K.K., Dexter D.T., Aruoma O.I. Characteristion of the antioxidant functions of flavonoids and proanthocyanidins in mauritian black teas. Food Res. Int. 2005;38:357–367.
3. Hollman P.C., Katan M.B. Bioavailability and health effects of dietary flavonols in man. Arch. Toxicol. Suppl. 1998;20:237–248. 
4. Middleton E., Kandaswami C., Theoharides T.C. The effects of plant flavonoids on mammalian cells: implications for inflammation, heart disease and cancer. Pharmacol. Rev. 2000;52:673–839.
5. Nardini M., Ghiselli A. Determination of free and bound phenolic acids in beer. Anal. Nutr. Clin. Methods. 2004;84:137–143.
6. Fulcher R.G. American Association of cereal chemists, editor. Fluorescence microscopy of cereals in, New frontiers in food microstructure. Ottawa, Canada: 1983. pp. 167–175. 
7. Balasubashini M.S., Rukkumani R., Menon V.P. Protective effects of ferulic acid on hyperlipidemic diabetic rats. Acta Diabetol. 2003;40:118–122. 
8. Kanaski J., Aksenova M., Stoyanova A., Butter field D.A. Ferulic acid antioxidant protection against hydroxyl and peroxyl radical oxidation in synaptosomal and neuronal cell culture systems in vitro: structure activity studies. J. Nutr. Biochem. 2002;13:273–281. 
9. Graf E. Antioxidant potential of ferulic acid. Free Radic. Biol. Med. 2000;28:1249–1256. 
10. Deeds F., Booth A.N., Jones F.T. Methylation and dehydroxylation of phenolic compounds by rats and rabbits. J. Biol. Chem. 1957;225:615–621. 
11. Booth A.N., Emmeron O.H., Jones F.T., Deeds F. Urinary metabolites of coumarin and omicron-comaric acid. J. Biol. Chem. 1959;234:946–948. 
12. Scheline R.R. The metabolism of drugs and other compounds by the intestinal microflora. Acta. Pharmacol. Toxicol. 1968;26:332–342. 
13. Beecher G.R. Nutrient content of tomatoes and tomato products. Proc. Soc. Exp. Biol. Med. 1998;218:98–100.
14. Adam A., Crespy V., Levrat-Verny M.A., Leenhardt F., Leuillet M., Demigne C., Remesy C. The bioavailability of ferulic acid is governed primarily by the food matrix rather than its metabolism in intestine and liver in rats. J. Nutr. 2002;132:1962–1968. 
15. Walsh L.J. Mast cells and oral inflammation. Crit. Rev. Oral. Biol. Med. 2003;14:188–198. 
16. Ou L., Kong L.Y., Zhang X.M., Niwa M. Oxidation of ferulic acid by momordica charantia peroxidase and related anti-inflammation activity changes. Biol. Pharm. Bull. 2003;26:1511–1516. 
17. Tetsuka T., Baier L.D., Morrison A.R. Antioxidants inhibit interleukin-1 induced cyclooxygenase and nitric oxide synthase expression in rat mesangial cells. Evidence for post-transcriptional regulation. J. Biol. Chem. 1996;271:1168–1169. 
18. Murakami A., Nakamura Y., Koshimizu K., Takahashi D., Matsumata K., Hagihara K., Taniguchi H., Noumura E., Hosoda A., Tsuno T., Maruta Y., Kim H.W., Kawabata K., Ohigashi H. FA 15, a hydrophobic derivative of ferulic acid, suppresses inflammatory responses and skin tumor promotion: comparison with ferulic acid. Cancer Lett. 2002;180:121–129. 
19. Hosoda A., Ozaki Y., Kashiwada A., Mutoh M., Wakabayashi K., Mizuno K., Nomura E., Taniguchi H. Synthesis of ferulic acid derivatives and their Suppressive effects on cyclooxygenase-2 promoter activity. Bioorg. Med. Chem. 2002;10:1189–1196. 
20. Sakai S., Ochiai H., Nakajima K., Terasawa K. Inhibitory effect of ferulic acid on macrophage inflammatory protein-2 production in a murine macrophage cell line, Raw 264.7. cytokine. 1997;9:242–248. 

————

Website: www.da101.org

Instagram: DA101.OFFICIAL

Facebook: DA101

Phân tích thành phần mỹ phẩm: INGREDIENT ANALYZER

Tạo Routine: Hướng dẫn tạo Routine Chăm sóc da trên Website DA101