“Cấp ẩm”, “dưỡng ẩm”, “khóa ẩm”… là những bước đầu tiên mà những con nghiện “Kinke” đều trải qua. Tuy nhiên xung quanh những khái niệm tưởng chừng như rất đỗi cơ bản này vẫn còn những hiểu nhầm, những tranh cãi và các Myths mà chúng mình rất hay gặp trên các diễn đàn làm đẹp. Những câu hỏi như: “ Da dầu có cần dưỡng ẩm không?”, “Có nhất định phải khóa ẩm không?” vẫn gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Trong bài viết này DA101 sẽ giúp các bạn giải đáp các thắc mắc xung quanh vấn đề dưỡng ẩm cho da nhé.

Vậy dưỡng ẩm là gì? Chúng ta cùng xem bên dưới để có câu trả lời nhé!

1. Dưỡng ẩm là gì?

Độ ẩm chính là hơi nước, hay nói cách khác độ ẩm được tạo ra từ nước, bởi vậy nói ẩm hay nước đều được.

Dưỡng ẩm là gì?

Dưỡng ẩm (Moisturizing) là quá trình cung cấp và duy trì lượng ẩm trong da ở mức đủ và cần thiết, là bước chăm sóc da cơ bản hàng ngày, đặc biệt là khi có sự thay đổi “hàng rào” biểu bì và có sự sụt giảm hàm lượng nước trong biểu bì. Dưỡng ẩm có thể được chia làm ba mức độ: Cấp nước, cấp ẩm, khóa ẩm.

Dưỡng ẩm là gì?

2. Cấp ẩm/cấp nước (Humectant hoặc Hydrating/hydrator)

Là quá trình mà các hoạt chất giúp giữ/cấp ẩm, giúp da ngậm nước, bù nước nếu da bị thiếu nước. Bạn sẽ cần bù nước cho nó bằng các thành phần giúp nó tạo nên các liên kết hydro nên có thể giữ lại với các phân tử nước. Các hoạt chất nổi tiếng trong quá trình cấp ẩm gồm: Hyaluronic Acid (HA), Sodium Hyaluronate (HA ở dạng muối), Panthenol (vitamin B5), rượu đường (Glycerol, Sorbitol,…), Urea, Gel lô hội, Acid Lactic và một số các thành phần khác.

 Dưỡng ẩm là gì?

Khi có sự thay đổi từ môi trường như độ ẩm trong không khí xuống thấp, ngồi phòng máy lạnh quá lâu và quá thường xuyên hoặc bạn sử dụng các sản phẩm treatment (Acids/ Retinoid, Sulfur…) sẽ dẫn đến hiện tượng da mất nước, thiếu nước. Bởi vậy có thể khẳng định hầu hết da chúng ta đều thiếu nước, dù là da dầu hay da khô, chỉ khác nhau là thiếu nhiều hay ít thôi. Việc cấp nước cho mọi loại da là điều vô cùng cần thiết. Cho nên lí thuyết “da dầu không cần dưỡng ẩm” là sai. Tuy nhiên, bạn cấp nhiều hay ít là tùy thuộc vào tình trạng da và các yếu tố bên ngoài như môi trường nữa.

Các hình thức cơ bản của việc cấp nước:

  • Uống đủ nước;
  • Đắp mặt nạ hoặc lotion mask, vỗ toner dưỡng ẩm (lưu ý chọn đúng loại toner), đa số trong các sản phẩm này là chứa HA, B5 và nước. Sự thật chức năng của HA không phải là cấp nước mà các phân tử HA chính là phương tiện dẫn nước vào trong da. Theo lý thuyết 1 phân tử HA có thể ngậm 1000 phân tử nước, nước được lấy từ môi trường bên ngoài một phần và phần chủ yếu lấy từ chính sản phẩm cấp nước mà bạn đang sử dụng. Toner dưỡng chính là nguồn cấp nước dồi dào nhất cho da và các sản phẩm tương tự như Mặt nạ giấy.

Bởi vậy chúng mình cần ghi nhớ: Cấp nước cũng chính là dưỡng ẩm, và để da thiếu nước quá lâu sẽ dẫn tới các vấn đề nghiêm trọng như màng bảo vệ da yếu đi, da nổi mụn hoặc bong tróc.

3. Khóa ẩm

Dưỡng ẩm là gì?

3.1 Chất tạo màng (Occlusives)

– Các Occlusive có chức năng tạo lớp màng film trên da để giảm bớt hiện tượng mất nước trong da, một số hoạt chất có tính năng làm mềm cho da.

– Một số loại chất tạo màng thường gặp như: mineral oil, sáp ong, bơ hạt mỡ, lanolin, một số loại dầu có độ oleic acid cao (dầu dừa, oliu, jojoba,…), các loại silicones…

3.2 Chất làm mịn (Emollients)

  • Chúng giúp lấp đầy các “lỗ trống” giữa các tế bào sừng của da, chúng cũng có khả năng làm mềm da. Và thậm chí một số hoạt chất còn có khả năng phục hồi làn da nữa.
  • Một số loại chất làm mịn thường gặp như: collagen, ceramides, squalene, cồn béo, acid béo, colloidal oatmeal và một số loại dầu có độ linoleic acid cao (dầu hoa hồng, dầu hemp, dầu hạt nho…).

Da khô thường thiếu dầu vì ít sản xuất bã nhờn hơn, bởi vậy da khô thường không có đủ lipid béo để duy trì hàng rào bảo vệ. Bạn sẽ cần bổ sung dưỡng chất cho da bằng các sản phẩm giàu dầu, ceramides… Nhưng việc khóa ẩm tùy thuộc mức độ khô, routine hiện tại của da và độ ẩm từ môi trường xung quanh. Trên thực tế có nhiều bạn dưỡng da bằng dầu dưỡng da rất đẹp nhưng cũng không ít người dưỡng da bằng dầu lại sinh mụn.

3.3 Da dầu cần khóa ẩm không?

Tùy tình trạng da, thậm chí như dimethicone (là một loại silicone, không đề cập đến việc bạn bị dị ứng nó, nó không hề xấu) còn có khả năng kiềm dầu, làm mịn và ít nhờn dính trong một số sản phẩm, giúp chất sản phẩm có kết cấu “nhẹ” hơn. Những sản phẩm được hiểu là có chức năng khóa ẩm thường có kết cấu dạng kem hoặc dạng dầu, chứa các chất tạo màng hoặc chất làm mịn nhằm hạn chế khả năng nước trong da bị bay hơi. Những sản phẩm khóa ẩm tốt thường chứa Ceramide, Urea, yến mạch, các fatty Acids… Tùy da bạn dầu hay khô mà có thể chọn kết cấu dày hay mỏng nhẹ, hoặc dạng Gel cũng là gợi ý hay ho.

 Dưỡng ẩm là gì?

4. Phương pháp dưỡng ẩm phù hợp với từng loại da

Dưỡng ẩm là gì? Phương pháp nào sẽ phù hợp tới từng loại da khác nhau?

Như đã trình bày các sản phẩm dưỡng ẩm không nhất thiết phải là kem dưỡng hay dầu dưỡng mà chúng có thể là Toner, là serum, dạng Lotion, dạng Gel… Chúng mình cần tùy vào tình trạng da và các yếu tố môi trường bên ngoài để lựa chọn loại phù hợp.

Trên thị trường hiện tại đa số sản phẩm đều không thuộc dạng thuần cấp ẩm hay thuần khóa ẩm cả (ngoại trừ vaseline hoặc dầu nguyên chất như dầu dừa, dầu Olive) Chẳng hạn với Pathenol (B5), chúng có khả năng cấp ẩm và tự có khả năng khóa ẩm, tuy nhiên các sản phẩm serum B5 và các toner hay mặt nạ giấy có chứa B5 chức năng khóa ẩm ở B5 không mạnh như collagen hay dimethicone. Với da dầu hoặc vào mùa nồm ẩm thì sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm nhẹ nhàng là phù hợp.

Kết cấu các sản phẩm dựa vào tỉ lệ W/O (water in oil) trong điều chế. Việc này cũng ảnh hưởng đến kết cấu sản phẩm (W/O của cream có thể là 1:1, ointments là 80% oil: 20% nước…. Với da khô, không mụn các bạn có thể chọn loại kết cấu kem dày để khóa ẩm. Tuy nhiên trước đó vẫn cần thêm các bước “cấp ẩm/ cấp nước” từ toner, serum để có hiệu quả dưỡng ẩm cao hơn.

5. Kết luận

Vậy dưỡng ẩm là gì?

Tóm lại việc dưỡng ẩm cho da là cực kì cần thiết, dù bạn sở hữu da khô hay da dầu, đặc biệt với những bạn treatment hoặc đang điều trị các vấn đề về da thì việc dưỡng ẩm càng quan trọng. Tuy nhiên chúng mình cần lắng nghe làn da, hiểu được làn da mình cần dững ẩm tới mức nào để tránh hiện tượng da dư ẩm hoặc được dưỡng ẩm không đủ nhé các bạn.

Bài viết có sử dụng một số thông tin từ bài viết của bạn Lê Yến – thành viên group Bí Mật Của Da.

————

Website: www.da101.org

Instagram: DA101.OFFICIAL

Facebook: DA101

Phân tích thành phần mỹ phẩm: INGREDIENT ANALYZER

Tạo Routine: Hướng dẫn tạo Routine Chăm sóc da trên Website DA101