Tẩy tế bào chết, hay còn được gọi là tẩy da chết, là cụm từ luôn luôn được nhắc đến khi tư vấn chu trình skincare cơ bản cũng như nâng cao. Đây là bước gần như không thể thiếu trong bất kỳ chu trình dưỡng da nào. 

Cùng DA101 điểm lại tên những loại tẩy tế bào chết thông dụng nào!

1. Tẩy tế bào chết là gì?

Làn da chúng ta đều có một màng bảo vệ tự nhiên, giúp ngăn chặn và bảo vệ da khỏi các tác nhân ngoại lai. Các tế bào chết ở trên cùng lớp sừng là sự đào thải từ việc trao đổi chất, sinh sản tế bào mới và loại bỏ các tế bào già, cũ. 

Lớp tế bào chết này bám bên ngoài lớp sừng trên bề mặt, khiến cho da chúng ta trở nên sần sùi, không được mịn màng, có độ phản sáng. Đồng thời, lớp da chết này sẽ cản trở việc “ thấm” các dưỡng chất đi qua da, gây bít tắc lỗ chân lông và ức chế việc sản sinh tế bào mới.

Tẩy tế bào chết là gì?

Thông thường, lớp tế bào chết này sẽ một phần tự rụng nhưng phần còn lại không thể tự rơi rụng mà phải có tác động bên ngoài. Có thể dùng các loại tẩy tế bào chết vật lý hoặc hoá học tuỳ nhu cầu da của bạn. 

Tẩy tế bào chết đều đặn sẽ giúp làn da trở nên khỏe mạnh và cũng là nền tảng cho sự chống lão hoá. Nhưng không có nghĩa rằng chúng ta được lạm dụng bước này, tẩy tế bào chết với tần suất  quá dày không phải là lựa chọn đúng đắn đâu nhé!

2. Lợi ích của tẩy tế bào chết

Cơ thể chúng ta luôn diễn ra quá trình sản sinh tế bào mới và đào thải các tế bào già cũ. Theo thống kê độ tuổi dưới 25, quá trình tái tạo- thay mới này có chu kì 28 ngày, sau 25 tuổi chu kì này sẽ kéo dài và tăng theo tỉ lệ thuận với độ tuổi.

Tẩy tế bào chết là gì?

Đây là một trong những lí do dẫn đến các dấu hiệu của lão hóa. Khi quá trình tái tạo- thay mới này bị chậm lại hoặc gián đoạn, các tế bào da chết có thể tích tụ trên bề mặt da, khiến da trở nên xỉn màu và bong tróc. 

2.1 Loại bỏ lớp da chết cứng đầu

Như chúng ta đã biết, khi lớp sừng trên bề mặt dày lên sẽ cản trở rất nhiều trong việc hấp thụ các dưỡng chất. Không những vậy, bước tẩy da chết còn hỗ trợ chống lão hoá vì lớp tế bào mới luôn được sinh ra. 

Không những vậy, lớp da chết sẽ gây bít tắc lỗ chân lông, khiến da không được thông thoáng. Từ đó sẽ gây nên các vấn đề như mụn trứng cá, da sần sùi và xỉn màu, không có độ phản sáng.

2.2 Làm sáng da 

Lớp da chết khiến da chúng ta sạm xỉn, tối màu và nhìn thiếu sức sống. Khi loại bỏ được chúng, lớp da “mới” sẽ xuất hiện với vẻ mịn màng và sáng sủa hơn.
Ngoài ra, khi loại bỏ da chết, các thành phần giúp làm sáng da sẽ tăng hiệu quả lên nhiều lần. 

2.3 Hỗ trợ ngăn ngừa mụn

Ai cũng biết lớp da dày sừng sẽ gây nên bí tắc lỗ chân lông. Vấn đề bít tắc sẽ gây nên mụn trứng cá như mụn ẩn, nếu không biết cách xử lý nhanh và tốt thì sẽ gây viêm hay thậm chí hình thành sẹo. 

3. Các phương thức tẩy tế bào chết

3.1 Tẩy tế bào chết vật lý

Tẩy tế bào chết vật lý hay còn gọi là tẩy tế bào chết cơ học. Ở cách thức này, chúng ta sẽ dùng một sản phẩm chứa hạt hoặc có bề mặt nhám (khăn) để tạo độ ma sát trên bề mặt, giúp loại bỏ da chết

Tẩy tế bào chết là gì?

Các sản phẩm tẩy tế bào chết vật lý thường gặp:

  • Tẩy tế bào chết bằng hạt: các loại sản phẩm dạng kem được hòa cùng với các loại hạt như các hạt scrubs (từ vỏ hoặc hạt thực vật).

Tẩy tế bào chết là gì?

  • Tẩy tế bào chết bằng khăn: loại khăn được thiết kế và dệt theo kiểu đặc trưng, giúp loại bỏ tẩy tế bào chết bằng chà sát lên bề mặt. 
  • Tẩy tế bào chất bằng dụng cụ rửa mặt: các dụng cụ làm sạch như máy rửa mặt, pad rửa mặt, cọ rửa mặt,… là một trong những sản phẩm góp phần loại bỏ da chết bằng cơ học. 

Tuy nhiên, cách thức này có thể gây tổn thương da như trầy xước trong quá trình sử dụng. Đặc biệt, không khuyến khích với da mụn đặc biệt da mụn viêm, da nhạy cảm và da sau xâm lấn hoặc đang trong quá trình điều trị với các hoạt chất treatment cao liều.

3.2 Tẩy tế bào chết hoá học

Hiện nay, chắc các bạn cũng không còn xa lạ với tẩy tế bào chết hoá học đang được ưa chuộng. Phương pháp này sử dụng acid để làm đứt gãy các liên kết trên lớp sừng, làm rơi rụng các tế bào chết trong quá trình nuôi dưỡng làn da. 

Ngoài ra, tẩy tế bào chết hoá học mang lại rất nhiều công dụng như loại bỏ da chết, làm sáng da, hỗ trợ điều trị mụn, chống lão hoá,…

Tẩy tế bào chết là gì?

Các hoạt chất dùng tẩy tế bào chết được ưa chuộng:

  • AHA: bao gồm Glycolic Acid, Lactic Acid, Mandelic Acid. Chúng giúp loại bỏ lớp da chết trên bề mặt da, ngăn chặn bít tắc và làm thông thoáng lỗ chân lông.
  • BHA (Salicylic Acid): làm lỏng thành lỗ chân lông, các bụi bẩn, da chết tích tụ sẽ được loại bỏ. Chúng sẽ có thể rơi ra trong quá trình rửa mặt, massage bằng dầu tẩy trang. 
  • Enzyme (từ thơm, đu đủ): đặc trưng là “ăn” da chết trên bề mặt da, “tiêu huỷ” đi lớp da chết sần sùi sau vài lần sử dụng. 

Các sản phẩm thông thường rất đa dạng về nồng độ, texture. Các bạn có thể lựa chọn tuỳ thuộc vào nhu cầu da. 

Xem thêm:  Top 5 sản phẩm AHA/BHA được yêu thích nhất hiện nay 

4. Kết luận

Tẩy tế bào là bước dưỡng da không thể thiếu trong mọi chu trình. Nó góp phần giúp công cuộc làm đẹp diễn ra hiệu quả hơn và mang lại kết quả tốt đẹp nhất. 

Tẩy tế bào chết được xem là nền tảng đem đến một làn da khỏe mạnh. Vì thế, nên tẩy tế bào chết đều đặn, hợp lý và lựa chọn phương pháp tẩy da chết cũng như các sản phẩm phù hợp với tình trạng da. 
————

Website: www.da101.org

Instagram: DA101.OFFICIAL

Facebook: DA101

Phân tích thành phần mỹ phẩm: INGREDIENT ANALYZER

Tạo Routine: Hướng dẫn tạo Routine Chăm sóc da trên Website DA101